Trang thông tin điện tử

CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Nghe kỹ sư người Hà Tĩnh kể chuyện trở thành công dân Việt Nam đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Lê-nin

Sinh năm 1946, ở xã Kỳ Giang (Kỳ Anh), tốt nghiệp THPT, Hoàng Hữu Hà thi đỗ vào ngành thủy lợi, khoa xây dựng, trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Vốn thông minh, học giỏi nên Hoàng Hữu Hà luôn đạt thành tích xuất sắc trong học tập. Ông đã được nhà trường xét tốt nghiệp trước thời hạn một năm.

Kỹ sư người Hà Tĩnh kể chuyện trở thành công dân Việt Nam đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Lê-nin

Kỹ sư người Hà Tĩnh kể chuyện trở thành công dân Việt Nam đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Lê-nin

Kỹ sư người Hà Tĩnh kể chuyện trở thành công dân Việt Nam đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Lê-nin

Sau khi tốt nghiệp, Hoàng Hữu Hà về công tác tại Tổng cục Vật tư. Năm 1969, ông được phân công về làm việc với đoàn chuyên gia Liên Xô sang giúp Việt Nam xây dựng đường ống dẫn xăng dầu ngầm kiên cố đầu tiên từ Bãi Cháy - Hạ Long về đến Phú Xuyên - Hà Tây.

Kỹ sư người Hà Tĩnh kể chuyện trở thành công dân Việt Nam đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Lê-nin

Nhớ lại một thời oanh liệt, ông Hà hồ hởi: “Hồi đó, đường ống dẫn xăng dầu làm theo thiết kế của Liên Xô nhưng địa hình của mình khác nên khi kéo qua sông gặp “sự cố” ngay. Các kỹ sư của Liên Xô được giao phụ trách công trình cũng đã cố tìm cách khắc phục nhưng không được. Yêu cầu của công trình rất cấp kíp, phải hoàn thành để cung cấp xăng dầu vào Nam phục vụ kháng chiến. Hơn nữa, sắp đến mùa mưa bão nên cấp trên chỉ định phải hoàn thành trước ngày 31/5/1971.

Kỹ sư người Hà Tĩnh kể chuyện trở thành công dân Việt Nam đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Lê-nin

Kiểm tra kỹ thiết kế cho thấy, Liên Xô đã dùng gang đúc ôm ống rồi vít. Khi đường ống (nổi) dẫn qua dòng nước xoáy thì bị tác động của dòng chảy khiến ống rung mạnh và đứt. Tôi chợt nảy ra ý tưởng: dùng rọ đá (thường bỏ đầu các dầm cầu) thay thế ống gang. Khi tôi đưa ra ý tưởng này không ai dám tin, thậm chí ông Ka-ma-rốp, tổng công trình sư, phụ trách thi công đã nói với mọi người: “Tôi - kỹ sư đã 20 năm nhưng không khắc phục được vấn đề này. Việt Nam ai làm được điều này tôi sẽ tạc tượng”…

Nhưng rồi, vì sự cần kíp của công trình, tôi được phép làm thử. Sau 10 ngày, công trình hoàn thành, tiết kiệm được đến 90% thời gian thi công và giảm tới 90% khối lượng. Chiều ngày 1/6/1971, Phó Thủ tướng Đỗ Mười (phụ trách xây dựng cơ bản) nghe tin đã xuống công trình xem và tôi đã được trực tiếp báo cáo với Phó Thủ tướng”...

Từ thành công đó, ông Hà được chỉ định nghiên cứu, sửa đổi lại bản thiết kế công trình đường ống dẫn dầu vượt sông Hồng sau sự cố kéo đường ống qua sông thì bị đứt cáp 3 lần.

Kỹ sư người Hà Tĩnh kể chuyện trở thành công dân Việt Nam đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Lê-nin

Ông Hà say sưa mô tả về đề tài "Đập không trôi" và "Nhà ở cho vùng động đất"

Đặc biệt, công trình thứ 3 ông được giao nhiệm vụ, đó là gia cố bờ phải sông Hồng sau khi đặt đường ống. Ông Hà đã tìm ra giải pháp “gia cố bờ giật cấp sau khi đặt đường ống”, tiết kiệm được 80% khối lượng cát vàng phải chở từ Hòa Bình và Quảng Ninh về, đồng thời ông đã chỉ đạo thi công gia cố bờ hoàn thành trong một năm.

Năm 1976, đề tài “gia cố bờ giật cấp sau khi đặt đường ống” của ông Hoàng Hữu Hà đã đạt giải nhất sáng tạo KHKT của Bộ Vật tư. Năm 1977, đề tài này tiếp tục đạt giải nhất các cơ quan Trung ương đóng tại Hà Nội. Tại liên hoan “Sáng tạo KHKT của thanh niên các nước XHCN” tổ chức tại Matxcơva, tham gia 7 công trình, đề tài khoa học đã áp dụng thành công, ông Hà giành được giải thưởng và được Liên Xô tặng thưởng Huân chương Lê-nin.

Kỹ sư người Hà Tĩnh kể chuyện trở thành công dân Việt Nam đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Lê-nin

Sự nghiệp của nhà khoa học tài ba đứt gánh giữa chừng vì nhiều nguyên nhân. Trong quá trình công tác, nhận biết lãnh đạo của mình có hành vi tiêu cực, ông Hà đã viết đơn tố cáo. Sau lần tố cáo ấy, nhiều người xem ông là kẻ gàn, dở hơi. Cảm thấy lạc lõng giữa các đồng nghiệp nên ông Hà xin chuyển công tác về Công ty Vật tư tổng hợp Nghệ Tĩnh làm giám sát xây dựng. Đến năm 1983, ông Hà xin chuyển về làm tại ban kế hoạch huyện Kỳ Anh. Công tác được một thời gian, ông xin nghỉ việc và về mở quán bán nước chè

Kỹ sư người Hà Tĩnh kể chuyện trở thành công dân Việt Nam đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Lê-nin

Những kỷ vật "một thời vang bóng" của ông được vợ ông lưu giữ

Những tưởng, “đứt” nghề thì bỏ nghiệp, nhưng ngọn lửa đam mê nghiên cứu khoa học vẫn luôn rực cháy trong ông. Ngày bán nước chè, xem thời sự, tình hình thế giới, đất nước, ông lại nảy ra những ý tưởng cho các công trình khoa học và tối về lại ngồi viết. Nhiều công trình ông đã gửi ra Cục Sở hữu trí tuệ, có thư trả lời chấp thuận nhưng ông không có tiền để tiếp tục các công đoạn khác.

Ông Hà ngậm ngùi: Năm 2004, tôi gửi 6 đề tài ra Cục Sở hữu trí tuệ, trong đó có đề tài “Không làm lại cầu, mở rộng mặt cầu bằng mặt đường để tránh gây tai nạn”. Tôi không có tiền để đi đến cùng nhưng sau này thấy người ta cũng đã làm theo phương án này ở tuyến quốc lộ 1A. Giờ có 2 đề tài, tôi đã viết xong rồi, rất muốn được thẩm định nội dung để đưa vào thực tiễn, đó là “Đập không trôi” và “Nhà ở cho vùng động đất”. “Đập không trôi” hiện nay chưa thấy ai làm được, nó rất tiết kiệm và ưu việt. Còn “Nhà ở cho vùng động đất”, tôi sáng chế theo nguyên lý xếp các bao diêm, tránh thiệt hại người và tài sản khi động đất xảy ra”…

Kỹ sư người Hà Tĩnh kể chuyện trở thành công dân Việt Nam đầu tiên được tặng thưởng Huân chương Lê-nin

 Như mạch nguồn chảy mãi, cứ thế, ông Hà say sưa nói về các công trình khoa học với chúng tôi, hết công trình này đến công trình khác. Cho đến lúc mặt trời dần tắt bóng, vợ ông (bà Nguyễn Thị Ty) ngồi bên cạnh nói xen vào để cắt lời ông: "Cả đời ông ấy chỉ biết đến khoa học. Hồi con còn nhỏ, thấy bố về mang một ba lô nặng cứ tưởng mua sữa về cho con, ai dè… toàn sách. Có được đồng nào, ông lại đi mua sách, rồi cứ ngồi viết, viết đến thâu đêm. Ông luôn khát khao được đi đến cùng các công trình khoa học, nhất là 2 công trình sau này, nhưng khổ nỗi gia đình không có tiền. Có hôm ngồi buồn, ông buột miệng với tôi: “Hay là bán nhà đi, bà lấy một nửa, còn một nửa cho tôi đầu tư hoàn thiện công trình!?”.

"Mong sao, có ai đó nhận ra được giá trị của những công trình, đầu tư cho ông ấy đi đến cùng thực tiễn để thỏa nguyện một đời đam mê nghiên cứu khoa học của ông ấy", bà Ty ước ao.

Bài, Ảnh: Biện Nhung - Như Thinh

Thiết Kế: Huy Tùng/ Theo Báo Hà Tĩnh

CATP Hà Tĩnh