Trang thông tin điện tử

CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Bảng xếp hạng không ai muốn đứng đầu

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) ngày 30-9 đã công bố bảng xếp hạng hàng năm về tình trạng tham nhũng của các quốc gia trên thế giới.

[caption id="" align="aligncenter" width="480"] Một cuộc biểu tình phản đối tham nhũng ở Hàn Quốc.[/caption] Danh sách này được xây dựng từ một loạt các cuộc phỏng vấn của WEF với lãnh đạo của 15.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại 141 nền kinh tế toàn cầu trong nửa đầu năm 2016. Trong top 11 quốc gia phát triển có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng nhất thế giới, Slovenia là nước giành ngôi “quán quân” với số điểm 3,7. Theo khảo sát, tham nhũng trong bộ máy chính quyền và việc phân bổ các nguồn vốn Nhà nước bất hợp pháp đang là những vấn đề nghiêm trọng tại quốc gia Đông Âu này. Trước đó, ông Janez Jansa phải từ thức Thủ tướng Slovenia và sau đó bị bắt giam năm 2013 do bị cáo buộc tham nhũng. Trong bảng danh sách do WEF công bố, Hàn Quốc là nước châu Á duy nhất góp mặt trong top 11 quốc gia phát triển có tình trạng tham nhũng nghiêm trọng nhất thế giới với số điểm 3,5, xếp ở vị trí thứ ba ngang bằng với Latvia và sau Ba Lan. Theo WEF, tham nhũng tại đất nước này nghiêm trọng đến mức Hàn Quốc phải ra đạo luật cấm người dân tiêu quá 30.000 won (khoảng 27 USD) cho một bữa ăn khi mời các quan chức Chính phủ, người làm Nhà nước, nhà báo và giáo viên. Những người vi phạm có thể phải đối mặt với mức án lên tới 3 năm tù. Kết quả xếp hạng tham nhũng của các nước trên thế giới được WEF đưa ra dựa trên câu trả lời cho 3 câu hỏi về: việc phân bố các nguồn vốn công một cách bất hợp pháp cho các công ty, cá nhân và nhóm có diễn ra thường xuyên không; bình chọn tiêu chuẩn đạo đức của các chính trị gia ở nước bạn mức nào và các khoản chi ngoài nguồn hoặc hối lộ có diễn ra thường xuyên không. Các câu trả lời được đưa ra theo các mức từ 1-7, trong đó mức 1 thể hiện tham nhũng ở mức độ thấp nhất và cao nhất là 7. Dù kết quả khảo sát do một tổ chức uy tín như WEF đưa ra, nhưng bảng xếp hạng về tình trạng tham nhũng của các quốc gia trên thế giới cũng chỉ mang tính chất tương đối. Không chỉ WEF, nhiều tổ chức uy tín khác trên thế giới cũng có những nghiên cứu, đánh giá và đưa ra các xếp hạng về mức độ tham nhũng của các quốc gia trên thế giới và không phải lúc nào các kết quả này cũng đồng nhất. Thế nhưng, bất chấp chỉ mang tính tham khảo, việc lọt vào danh sách “đen” đứng đầu bảng xếp hạng tham nhũng của WEF hay Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI)… đều là điều mà không quốc gia nào mong muốn bởi điều đó sẽ dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực tới môi trường đầu tư kinh doanh. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) công bố hồi tháng 5 năm nay, nạn tham nhũng, hối lộ gây thiệt hại từ 1.500-2.000 tỷ USD mỗi năm, tương đương khoảng 2% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, làm trì trệ nền kinh tế và ảnh hưởng tới dịch vụ an sinh xã hội cho người nghèo.

CATP Hà Tĩnh