Trang thông tin điện tử

CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Báo Đài Loan: Đặc công Việt Nam gây đau đầu, khiến đối phương khó phòng thủ

Chinatimes Đài Loan cho rằng trong các nước xung quanh Biển Đông, thực lực của lực lượng người nhái Việt Nam không thể coi thường. Lực lượng này đã trở thành lực lượng tấn công dưới nước gây đau đầu cho đối phương và khiến đối phương khó có thể phòng thủ được.

[caption id="" align="aligncenter" width="650"]Lực lượng người nhái hoạt động trên tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu). Lực lượng người nhái hoạt động trên tàu ngầm của Hải quân Trung Quốc (ảnh tư liệu).[/caption]
Khoe người nhái để dọa ai? Tờ Chinatimes Đài Loan ngày 4/8 cho hay gần đây đài truyền hình CCTV Trung Quốc đã phát bộ phim tài liệu về lực lượng hải quân đánh bộ của nước này, tiết lộ người nhái của họ hoạt động ở Biển Đông. Trong phim, binh sĩ hải quân đánh bộ tiến hành tấn công đánh chiếm đảo từ trên không và trên biển, còn người nhái đi xuồng cao su để đến đảo. Trung Quốc phô trương lực lượng quân sự đánh chiếm đảo như vậy là có ý đồ đe dọa các đối thủ ở Biển Đông.
[caption id="" align="aligncenter" width="650"] Gần đây, đài truyền hình CCTV Trung Quốc phát sóng phim tài liệu về lực lượng hải quân đánh bộ để khoe khả năng tấn công đánh chiếm đảo đá. Ảnh: Chinatimes Đài Loan.[/caption] cctv-gan-day-phat-song-phim-tai-lieu-ve-hai-quan-danh-bo-khoe-kha-nang-tan-cong-danh-chiem-daochinatimes2_582016
Chinatimes Đài Loan cho rằng trong các nước xung quanh Biển Đông, thực lực của lực lượng người nhái Việt Nam không thể coi thường. Thành tích chiến đấu nổi tiếng nhất là vào ngày 1/5/1964, 6 người nhái Quân Giải phóng miền Nam đã xâm nhập cảng Sài Gòn vào ban đêm, sử dụng thủy lôi từ tính làm nổ khoang động cơ của tàu sân bay USS Card Hải quân Mỹ. Sau 20 phút, chiếc tàu khổng lồ lớp 15.000 tấn này đã bị chìm. Trong toàn bộ thời gian Chiến tranh Việt Nam, lực lượng công binh, đặc công trên biển của Việt Nam đã đánh đắm tổng cộng gần 1.000 tàu chiến của quân đội Mỹ và quân đội Việt Nam cộng hòa.
[caption id="" align="aligncenter" width="450"] Đặc công Việt Nam xuất quỷ nhập thần[/caption]
[caption id="" align="aligncenter" width="640"] Đặc công nước Việt Nam[/caption]
[caption id="" align="aligncenter" width="500"] Đặc công nước Việt Nam luyện tập[/caption]
Trong phòng thủ ở Biển Đông, lực lượng này được giao nhiệm vụ cụ thể ở 6 thực thể ở quần đảo Trường Sa. Lực lượng này đã trở thành lực lượng tấn công dưới nước gây đau đầu cho đối phương và khiến đối phương khó có thể phòng thủ được. Theo Chinatimes cũng như nhiều tờ báo, chuyên trang quân sự của Trung Quốc từng đề cập, để đối phó người nhái Việt Nam, Trung Quốc được cho là đã nghiên cứu phát triển thành công robot chiến đấu không người lái dưới nước có tên là Hải Yến, nó đã được thử nghiệm ở độ sâu 1.500 m trên Biển Đông, có khả năng tự động nhận diện, tấn công người nhái khi người nhái đến gần nó. Trung Quốc đã sử dụng các thiết bị này để hộ tống các giàn khoan và căn cứ quân sự. Vừa qua, đài truyền hình CCTV Trung Quốc cũng đã khoe tàu chở người nhái dưới nước có khả năng và trang bị "cao hơn nhiều" so với lực lượng người nhái của Hải quân Việt Nam. Lần này Trung Quốc khoe khả năng tấn công đánh chiếm đảo của lực lượng hải quân đánh bộ, đặc biệt tập trung khoe hoạt động tấn công dưới nước của người nhái, mục đích rõ ràng là để đe dọa các nước xung quanh Biển Đông.
[caption id="" align="aligncenter" width="650"] Gần đây, đài truyền hình CCTV Trung Quốc phát sóng phim tài liệu về lực lượng hải quân đánh bộ để khoe khả năng tấn công đánh chiếm đảo đá. Ảnh: Chinatimes Đài Loan.[/caption]
Trung Quốc liên tiếp nhấn mạnh cái gọi là “lợi ích cốt lõi” ở Biển Đông Chinatimes Đài Loan ngày 4/8 cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nói rằng: "Cần xây dựng Trung Quốc thành cường quốc biển, phải bảo vệ quyền lợi biển quốc gia, không thể từ bỏ (cái gọi là) quyền lợi chính đáng, càng không thể hy sinh lợi ích cốt lõi quốc gia". Bất kể trước hay sau khi Tòa trọng tài Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật biển đưa ra phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, Bắc Kinh đều tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn, ngoài ra còn đưa ra thông điệp ngoại giao rất rõ ràng, đó chính là: "Tuyệt đối sẽ không hy sinh cái gọi là quyền lợi chủ quyền ở Biển Đông. Đây là "lợi ích cốt lõi của Trung Quốc". Như vậy, cho đến giờ này, Trung Quốc đã thực sự công khai, bất chấp yêu sách chủ quyền và quyền lợi biển vô lý, phi pháp của họ ở Biển Đông – vẫn nhận vơ, coi đây chính là "lợi ích cốt lõi". Đặc biệt, ngày 12/7/2016, ngay trong ngày Tòa trọng tài đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã đưa ra tuyên bố về cái gọi là “chủ quyền lãnh thổ” và “quyền lợi biển” của Trung Quốc ở Biển Đông.
[caption id="" align="aligncenter" width="650"] Gần đây, đài truyền hình CCTV Trung Quốc phát sóng phim tài liệu về lực lượng hải quân đánh bộ, đã khoe lực lượng người nhái hoạt động trên Biển Đông - đây là một cách làm ít thấy của phía Trung Quốc. Ảnh: Chinatimes Đài Loan.[/caption]
Trong tuyên bố này, Trung Quốc đã đưa ra một loạt yêu sách cụ thể. Những yêu sách này rõ ràng không còn mơ hồ nữa, đòi hỏi các nước ven Biển Đông và cả cộng đồng quốc tế cần hết sức cảnh giác, đề phòng, sẵn sàng chuẩn bị mọi lực lượng, mọi phương án để ứng phó có hiệu quả - PV. Chinatimes còn cho biết trang mạng Biển Đông phiên bản tiếng Trung vào ngày 3/8/2016 đã chính thức khai thông. Trung Quốc đã công bố một số tài liệu và bản đồ có tính chất xuyên tạc về chủ quyền ở Biển Đông. Cục hải dương quốc gia Trung Quốc ngày 3/8 cũng cho biết phiên bản tiếng Anh của trang mạng này sẽ khai thông vào cuối năm 2016. Tuyên bố ngang ngược: "Không động thủ thì tương lai cũng vô dụng" Tờ Minh báo Hồng Kông tiết lộ thêm rằng ông Tập Cận Bình vừa tuyên bố: "Trong vấn đề Biển Đông, hiện nay chúng ta (Bắc Kinh) không động thủ thì trong tương lai sẽ chỉ còn lại một đống tư liệu lịch sử, nói cũng vô dụng". Một nguồn tin từ Bắc Kinh tiết lộ với tờ Minh báo rằng nguyên tắc "3 không" (không tham gia, không chấp nhận và không thừa nhận) của Trung Quốc đối với kết quả phán quyết của Tòa trọng tài là do ban lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc sắp đặt.
[caption id="" align="aligncenter" width="645"] Ngày 22/6/2016, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại Quốc hội Uzbekistan. Ảnh minh họa: Chinatimes/Tân Hoa xã.[/caption]
Trước khi có kết quả phán quyết của Tòa trọng tài, trong một hội nghị nội bộ, ông Tập Cận Bình đã ngang nhiên tuyên bố: "Trong vấn đề Biển Đông, hiện nay chúng ta không động thủ thì trong tương lai sẽ chỉ còn lại một đống tư liệu lịch sử, nói cũng vô dụng. Chúng ta đã triển khai hành động thì mới duy trì được trạng thái hiện diện, trạng thái tranh chấp (như hiện nay)". Trong khi đó, sau khi thảo luận, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc cho rằng "nước lớn thực sự không sợ có vấn đề, mà là có thể thu lợi từ vấn đề". Những điều này cho thấy sách lược ngoại giao của Bắc Kinh đã có một số điều chỉnh, cũng là nguyên nhân chính Trung Quốc áp đặt thái độ "cứng rắn", không nhượng bộ sau khi có kết quả phán quyết của Tòa trọng tài. Những tuyên bố nêu trên của ông Tập Cận Bình hiện nay được báo chí chính thống Trung Quốc phản ánh. Nhưng nếu những tuyên bố đó được phản ánh trên tờ Minh báo Hồng Kông và Chinatimes Đài Loan là sự thật thì rõ ràng nó có tính chất rất ngang ngược và hết sức nghiêm trọng,hoàn toàn phải cảnh giác cao độ.
[caption id="" align="aligncenter" width="650"] Từ cuối tháng 7/2016 đến nay, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc tiến hành diễn tập bảo đảm cơ động ở Biển Đông trong thời gian 10 ngày. Ảnh: 81.cn.[/caption]
Điều này phản ánh rõ tính chất bành trướng, bá quyền hết sức rõ ràng của Bắc Kinh, cần tăng cường cảnh giác và áp dụng các biện pháp đề phòng, ứng phó có hiệu quả, nhất là về mặt ngoại giao, quân sự - PV. Từ cuối tháng 7/2016 đến nay, Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc đã tổ chức cuộc diễn tập bảo đảm cơ động trong thời gian 10 ngày, tìm cách nghiên cứu và mở rộng phương pháp bảo đảm hậu cần để sẵn sàng tiến hành các chiến dịch tranh chiếm các đảo đá ở Biển Đông khi có cơ hội.

CATP Hà Tĩnh