Trang thông tin điện tử

CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Cả tin, nhiều người đưa tiền tỷ cho "thánh nổ"

Những ngày cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2022, các cơ quan bảo vệ pháp luật thành phố Hà Nội đã truy tố và xét xử nhiều vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản được các bị can, bị cáo thực hiện dưới nhiều hình thức, từ hành vi giả danh cán bộ Nhà nước đến "mác" Giám đốc doanh nghiệp.

Qua các vụ án này cho thấy, do thiếu tìm hiểu và cả tin vào những lời hứa hẹn mà nhiều người đã "dính bẫy" của kẻ lừa đảo dẫn đến tiền mất, tật mang.

1. Trần Thị Nữ (SN 1973, trú tại xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) vừa bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 14 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 174 BLHS. Theo bản án sơ thẩm, Công ty cổ phần Đầu tư và hợp tác quốc tế Thăng Long có chức năng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Sau đó, công ty này thành lập cơ sở đào tạo xuất khẩu lao động do Nữ phụ trách. Cơ sở này có nhiệm vụ chuyên đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài và hướng dẫn họ hoàn thiện các thủ tục trước khi bay. Ngoài tiền học phí, cơ sở này không được thu tiền của người lao động.

Mặc dù biết rõ quy chế làm việc của công ty, nhưng Nữ vẫn lợi dụng chức vụ được giao, đưa thông tin gian dối là bản thân có mối quan hệ với Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, có thể giúp sang Hàn Quốc với chi phí 14.500 USD một người. Nữ cam kết trong thời gian hai tháng, các lao động sẽ được đi, nếu quá hạn Nữ sẽ hoàn trả lại tiền cho người lao động. Để mọi người tin tưởng, Nữ cam kết, chị ta có khả năng xin được visa đi lao động Hàn Quốc theo diện du lịch với số tiền đặt cọc 20 triệu đồng một trường hợp.

Với lời hứa hẹn trên, trong thời gian từ tháng 4 đến tháng 10/2018, Nữ đã nhận tiền của 9 người nhưng không thực hiện như cam kết mà chiếm đoạt của họ số tiền gần 2 tỷ đồng. Trong các nạn nhân của Nữ có anh Trần Đình C (SN 1997, quê Hà Tĩnh). Do có nhu cầu đi xuất khẩu lao động nên anh C đã đến gặp Nữ. Khi gặp nhau, Nữ nói có người quen ở Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nên có thể đưa anh C làm thuyền viên tại Hàn Quốc. Tin tưởng Nữ nên anh C đã đưa cho Nữ gần 330 triệu đồng. Nữ nhận làm thủ tục xuất cảnh cho anh C sang Hàn Quốc vào ngày 27/7/2018. Nhưng đến thời hạn cam kết, Nữ không thực hiện cam kết cũng không trả lại tiền cho bị hại.

2. Trung tuần tháng 3, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Lực (SN 1984, trú tại thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An), là Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Nhất Nam Sơn 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, vào tháng 8/2020, chị Vũ Thị T (SN 1988, trú tại quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã gửi đơn tới cơ quan Công an tố cáo bị cáo Lực có hành vi chiếm đoạt hơn 1,1 tỷ đồng để xin giấy phép phòng cháy chữa cháy…

Quá trình điều tra xác định, Lực thành lập Công ty TNHH Đầu tư Nhất Nam Sơn với ngành nghề là dịch vụ bảo vệ. Lợi dụng tư cách pháp nhân của công ty, Lực đã đưa ra các thông tin gian dối, khoe bản thân có nhiều mối quan hệ, có khả năng xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự, giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy…

Khoảng tháng 7/2019, chị T mở hai cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn quận Cầu Giấy, trong đó có hát karaoke. Chị T nghĩ việc xin cấp giấy phép kinh doanh karaoke và giấy phép phòng cháy chữa cháy khó khăn nên đã nhờ Lực. Lực nói có nhiều mối quan hệ với các lãnh đạo sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội và giúp được nên chị T tin tưởng và gửi cho Lực các giấy tờ để nhờ xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự. Lực hứa hẹn từ 2 đến 3 tháng sẽ thực hiện cam kết với chi phí 1,5 tỷ đồng. Sau đó, hai bên ký kết hợp đồng thỏa thuận cam kết trên và chị T đã chuyển cho Lực số tiền 783 triệu đồng.

Đến thời hạn cam kết, Lực lại thúc giục chị T phải đưa tiếp số tiền 365 triệu đồng để hoàn thành công việc. Nhưng sau hai lần nhận tiền, Lực không thực hiện theo yêu cầu và nhiều lần khất lần không trả lại chị T số tiền hơn 1,1 tỷ đồng.


Bị cáo Lực (trái) và bị cáo Nữ tại phiên tòa.

Ngoài hành vi lừa đảo chị T, khoảng tháng 6/2020, anh Nguyễn Vỹ Đ (SN 1987, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) có nhu cầu làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình. Qua quan hệ xã hội, anh Đ gặp Lực và được Lực cho biết, có quen biết lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường nên có thể làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh với chi phí 2 tỷ đồng.

Tin điều Lực nói là thật nên anh Đ đã đặt cọc 100 triệu đồng. Lực còn viết giấy biên nhận, đóng dấu công ty. Nhưng cũng như trường hợp của chị T, Lực không thực hiện như cam kết với anh Đ và chiếm đoạt số tiền trên.

3. Đầu tháng 4, Viện KSND TP Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố  bị can Vy Hồng Tiến (SN 1976, trú tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cáo trạng xác định, Tiến không nghề nghiệp ổn định. Năm 2017, qua quan hệ xã hội, Tiến quen biết với anh Lý Minh Chánh (SN 1975, quê Sóc Trăng), là Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Vựa Heo Tý (viết tắt là Công ty Vựa Heo Tý).

Do có ý định chiếm đoạt tiền của Công ty Vựa Heo Tý nên Tiến tự giới thiệu mình đang công tác tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, có khả năng lo giải quyết các khiếu nại trong hoạt động sản xuất giết mổ gia súc của Công ty Vựa Heo Tý. Để tạo niềm tin, Tiến đã gửi cho những người liên quan một bộ hồ sơ về hoạt động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua email thể hiện Tiến đang làm việc tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tin lời Tiến nói là thật, anh Chánh đã chuyển cho Tiến số tiền 700 triệu đồng để nhờ Tiến giải quyết vướng mắc trong hoạt động của Công ty Vựa Heo Tý. Sau khi nhận tiền, Tiến gặp bạn là anh Nguyễn Văn Tiện, từng làm việc tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ năm 2005 đến năm 2017. Tiến đưa cho anh Tiện 400 triệu đồng để nhờ anh Tiện giải quyết vướng mắc cho công ty của anh Chánh.

Khi đưa tiền cho anh Tiện, Tiến đã không bàn bạc, không nói rõ sự việc cũng như nguồn gốc của số tiền cho anh Tiện biết. Do không giải quyết được công việc nên sau đó, anh Tiện đã trả lại cho Tiến số tiền 320 triệu đồng và nộp lại cho cơ quan điều tra 80 triệu đồng.

Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định, khi nhận số tiền 400 triệu đồng do Tiến đưa để giúp giải quyết những vướng mắc trong hoạt động giết mổ gia súc, anh Tiện không biết rõ về nguồn gốc của số tiền này, và anh Tiện cũng không bàn bạc với Tiến để chiếm đoạt số tiền của anh Chánh. Sau khi không giải quyết được việc cho Tiến, anh Tiện đã chủ động hoàn trả lại tiền và không được hưởng lợi gì từ việc làm này.

Do hành vi của anh Tiện không đồng phạm với Tiến nên cơ quan điều tra không đề cập xử lý. Dù biết không giải quyết được việc cho anh Chánh và đã nhận lại tiền từ anh Tiện, nhưng Tiến không hoàn trả cho anh Chánh mà chiếm đoạt sử dụng cá nhân hết. Hiện, Tiến vẫn chưa bồi thường, khắc phục hậu quả cho bị hại trong vụ án này.

Ngoài hành vi lừa đảo chị T, khoảng tháng 6/2020, anh Nguyễn Vỹ Đ (SN 1987, trú tại huyện Thanh Trì, Hà Nội) có nhu cầu làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình. Qua quan hệ xã hội, anh Đ gặp Lực và được Lực cho biết, có quen biết lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường nên có thể làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho anh với chi phí 2 tỷ đồng.

Tin điều Lực nói là thật nên anh Đ đã đặt cọc 100 triệu đồng. Lực còn viết giấy biên nhận, đóng dấu công ty. Nhưng cũng như trường hợp của chị T, Lực không thực hiện như cam kết với anh Đ và chiếm đoạt số tiền trên.

3. Đầu tháng 4, Viện KSND TP Hà Nội đã hoàn tất cáo trạng truy tố  bị can Vy Hồng Tiến (SN 1976, trú tại xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Cáo trạng xác định, Tiến không nghề nghiệp ổn định. Năm 2017, qua quan hệ xã hội, Tiến quen biết với anh Lý Minh Chánh (SN 1975, quê Sóc Trăng), là Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Vựa Heo Tý (viết tắt là Công ty Vựa Heo Tý).

Do có ý định chiếm đoạt tiền của Công ty Vựa Heo Tý nên Tiến tự giới thiệu mình đang công tác tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, có khả năng lo giải quyết các khiếu nại trong hoạt động sản xuất giết mổ gia súc của Công ty Vựa Heo Tý. Để tạo niềm tin, Tiến đã gửi cho những người liên quan một bộ hồ sơ về hoạt động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua email thể hiện Tiến đang làm việc tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Tin lời Tiến nói là thật, anh Chánh đã chuyển cho Tiến số tiền 700 triệu đồng để nhờ Tiến giải quyết vướng mắc trong hoạt động của Công ty Vựa Heo Tý. Sau khi nhận tiền, Tiến gặp bạn là anh Nguyễn Văn Tiện, từng làm việc tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn từ năm 2005 đến năm 2017. Tiến đưa cho anh Tiện 400 triệu đồng để nhờ anh Tiện giải quyết vướng mắc cho công ty của anh Chánh.

Khi đưa tiền cho anh Tiện, Tiến đã không bàn bạc, không nói rõ sự việc cũng như nguồn gốc của số tiền cho anh Tiện biết. Do không giải quyết được công việc nên sau đó, anh Tiện đã trả lại cho Tiến số tiền 320 triệu đồng và nộp lại cho cơ quan điều tra 80 triệu đồng.

Quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định, khi nhận số tiền 400 triệu đồng do Tiến đưa để giúp giải quyết những vướng mắc trong hoạt động giết mổ gia súc, anh Tiện không biết rõ về nguồn gốc của số tiền này, và anh Tiện cũng không bàn bạc với Tiến để chiếm đoạt số tiền của anh Chánh. Sau khi không giải quyết được việc cho Tiến, anh Tiện đã chủ động hoàn trả lại tiền và không được hưởng lợi gì từ việc làm này.

Do hành vi của anh Tiện không đồng phạm với Tiến nên cơ quan điều tra không đề cập xử lý. Dù biết không giải quyết được việc cho anh Chánh và đã nhận lại tiền từ anh Tiện, nhưng Tiến không hoàn trả cho anh Chánh mà chiếm đoạt sử dụng cá nhân hết. Hiện, Tiến vẫn chưa bồi thường, khắc phục hậu quả cho bị hại trong vụ án này.

Theo Báo Công an nhân dân