Cần giải pháp toàn diện và lâu dài trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về pháo
Mặc dù chưa đến dịp Tết Nguyên đán, song tình trạng mua bán, vận chuyển pháo trên địa bàn Hà Tĩnh đang diễn biến phức tạp. Liên tiếp từ đầu năm đến nay, lực lượng tỉnh Hà Tĩnh bắt nhiều vụ vận chuyển pháo với số lượng lớn. Điều đó cho thấy, pháo đã không đi theo quy luật như mọi năm vào dịp Tết, mà đã chuyển sang buôn bán quanh năm.
Gia tăng số vụ buôn bán pháo
Theo số liệu thống kê, từ năm 2015 đến đầu năm 2017, các lực lượng chức năng Hà Tĩnh đấu tranh, làm rõ 219 vụ, 285 đối tượng buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo, thu giữ 1.674 kg pháo; trong đó 451 kg pháo nổ, 1.223 kg pháo hoa. Khởi tố 25 vụ, 41 bị can; ra quyết định xử lý hành chính 194 vụ, 244 đối tượng. Tuy các lực lượng chức năng đã đấu tranh và xử lý mạnh tay với tội phạm, vi phạm pháp luật về pháo, nhưng tình hình buôn bán, tàng trử, sử dụng pháo nổ không có chiều hướng thuyên giảm mà ngày càng gia tăng. Cụ thể, năm 2017, lực lượng Công an phát hiện, bắt giữ 192 vụ, 245 đối tượng mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng pháo trái phép, thu giữ 1.360kg pháo các loại. Con số này tiếp tục tăng khi năm 2018, lực lượng chức năng bắt giữ 413 vụ, 459 đối tượng vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng pháo trái phép, thu giữ 2.539,6 kg pháo các loại (tăng 221 vụ, 214 đối tượng, 1.179,6 kg pháo so với năm 2017). Khởi tố 17 vụ, 15 bị can về tội tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm và tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép vật liệu nổ.
Công an Cẩm Xuyên thu 608 kg pháo
Từ đầu năm 2019 đến nay, lực lượng Công an đã bắt giữ 584 vụ, 661 đối tượng mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng pháo trái phép, thu giữ 2.628kg pháo các loại (tăng 117 vụ, tăng 208 so với năm 208); Khởi tố 52 vụ, 59 bị can về các tội danh liên quan đến pháo. Điển hình thời gian qua công an Cẩm Xuyên bắt giữ 1 vụ, thu 608 kg pháo; Công an TX Kỳ Anh bắt giữ 1 vụ, thu 24,7kg pháo; Công an Nghi Xuân bắt giữ 1 vụ, thu 17,83kg pháo. Bên cạnh đó, Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum bắt giữ 1 đối tượng ở huyện Kỳ Anh vận chuyển 66kg pháo từ Lào về Việt Nam; Công an tỉnh Ninh Bình bắt giữ 1 đối tượng ở thành phố Hà Tĩnh vận chuyển 31 kg pháo từ Lạng Sơn về Hà Tĩnh. Mới đây, vào lúc, 18 giờ 30 phút ngày 7/12 tổ tuần tra Công an huyện Cạn Lọc phát hiện, bắt quả tang đối tượng Trần Thị Hoài, sinh năm 1986 ở thôn Thanh Mỹ, xã Thanh Thanh Lộc, Can Lộ đang có hành vi mua bán pháo với một nam thanh niên tại nhà riêng. Khi bị phát hiện nam thanh niên đã nhanh chân lên xe tẩu thoát. Tại hiện trường lực lượng chức năng thu giữ 5 hộp pháo, có trọng lượng 9 kg. Số pháo trên có nguồn góc từ nước ngoài. Tiến tục điều tra mở rộng cơ quan điều tra tiến hành khám xét khẩn cấp chổ ở của Trần Thị Hoài lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ 3 thùng xốp bên trọng đượng 27 hộp pháo, có trọng lượng 48kg… Có thể nói, với vị trí địa lý khá thuận lợi, Hà Tĩnh có đường biên khá dài tiếp giáp với nước bạn Lào, có Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, hơn 130 km đường biển, QL 1A, QL 12, QL 8A... đi qua, là điều kiện trong việc phát triển KT-XH nhưng cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp về ANTT. Các loại tội phạm như: cướp, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích... và tình trạng mua bán, vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo trái phép diễn ra khá phức tạp. Đặc biệt, vào dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán hàng năm, ở một số địa bàn, tình trạng buôn bán, vận chuyển trái phép các loại pháo lại “nóng” lên. Nhiều biện pháp phối hợp ngăn chặn pháo lậu Pháo các loại thường được sản xuất ở Trung Quốc rồi vận chuyển sang Lào, sau đó, đi qua Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo vào tỉnh Hà Tĩnh. Nhiều trường hợp đi xuất khẩu lao động ở các nước trong khu vực Đông Nam Á khi về quê ăn tết cũng vận chuyển pháo để bán, sử dụng. Ngoài ra, ở tuyến biển, pháo cũng được chuyển vào đất liền; pháo từ cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị), TP Vinh, huyện Diễn Châu (Nghệ An) cũng được vận chuyển về nhiều địa phương trong tỉnh Hà Tĩnh... Các địa phương như huyện Hương Sơn, thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ anh pháo được đưa về từ các nước như Lào, Thái Lan, Trung Quốc thông qua các đường tiểu ngạch hoặc qua các cửa khẩu, cảng biển nên tình hình sử dụng pháo vào dịp tết diễn ra nhiều, khó kiểm soát, đặc biệt là vào đêm giao thừa… Để đấu tranh, ngăn chặn không để xẩy ra tình trạng buôn bán, vận chuyển, tàng trử, sử dụng pháo nổ, thực hiện Nghị định số 36/2009/NĐ-CP của Chính phủ về "Quản lý và sử dụng pháo", bên cạnh nắm chắc tình hình, phát hiện, bắt giữ kịp thời và xử lý nghiêm các đối tượng sản xuất, buôn bán, tàng trữ, sử dụng pháo nổ trái phép, trong thời gian qua Công an Hà Tĩnh đã phối hợp với các ngành, các cấp tập trung đẩy mạnh công tác tuyền truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng tới mọi từng lớp nhân dân về tác hại do pháo nổ gây ra, ký cam kết đối với người dân, triển khai phương án tổ chức vận động từng cụm dân dư, cơ quan, đoàn thể, trường học, doanh nghiệp không buôn bán, tàng trử, sử dụng pháo nổ, nhất là ở các địa bàn trọng điểm như: Thành phố Hà tĩnh; Thị xã Hồng Lĩnh; huyện Hương Sơn, Hương Khê, Kỳ Anh và Thị xã Kỳ Anh không tàng trử, buôn bán, sử dụng pháo nổ; đồng thời phối hợp với các ngành chức năng như Hải Quan, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển huy động tối đa lực lượng, phương tiện, sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tổ chức đấu tranh như chuyên án, đồng thời mở nhiều đợt cao điểm đấu tranh với tình trạng buôn bán pháo nổ, trong đó tập trung vào các tuyến, địa bàn, đối tượng trọng điểm, nhất là vào dịp tết Nguyên Đán hàng năm. Tại các địa bàn trọng điểm, đông dân cư, lực lượng công an tham mưu chính quyền cơ sở lồng ghép nội dung này vào phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.Công an Can Lộc bắt đối tượng tàng trữ 60kg pháo
Đối với những địa phương có nhiều người đi xuất khẩu lao động ở các nước Đông Nam Á, giao công an các huyện phối hợp với chính quyền địa phương cơ sở lập danh sách từng gia đình, cá nhân để nhắc nhở, ký cam kết không sử dụng pháo trong dịp tết. Đặc biệt, các đồng chí trưởng công an các huyện, thị, thành phố ký cam kết với Ban Giám đốc Công an tỉnh không để xảy ra việc đốt pháo trong dịp Tết trên địa bàn, nếu xẩy ra phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Cách làm này đã huy động sức mạnh tổng hợp trong đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về pháo. Điển hình trong năm 2019, Công an Thị xã Kỳ Anh bắt 104 vụ, 123 đối tượng, thu 658.12kg pháo; Công an Hương Sơn bắt 85 vụ, 89 đối tượng, thu 193,28 kg pháo; Công an Cẩm Xuyên bắt 66 vụ, 73 đối tượng, thu 706,6kg… Qua đấu tranh cho thấy, để đối phó với các lực lượng chức năng các đối tượng thường sử dụng nhiều hình thức rất tinh vi trong quá trình buôn bán, vận chuyển pháo nổ. Đối tượng thường ngụy trang bằng cách cho pháo vào các hộp, thùng hàng ghi nhãn hiệu của các loại hàng hóa thông thương như trái cây, hàng dễ vỡ rồi dán kín, sau đó vận chuyển bằng các loại xe khách, xe buýt dưới hình thức gửi hàng có cước phí tránh sự nghi ngờ của các nhà xe cũng như cơ quan chức năng. Khi vận chuyển đến địa điểm đã hẹn trước đối tượng thường cử người cảnh giới, nếu bị phát hiện thì đối tượng không nhận hàng của mình và tìm cách tẩu thoát. Ngoài ra các đối tượng còn có thủ đoạn chia nhỏ số hàng ra dưới 6 kg để vận chuyển; một số đối tượng còn sử dụng xe ô tô riêng, xe máy vận chuyển đi theo các đường hẻo lánh; có những đối tượng buôn bán vận chuyển với số lượng lớn thì chúng tạo thùng riêng ở dưới các gầm xe; khi cất dấu các đối tượng thường để ở nhà người quen hoặc để lẫn lộn ở các kho hàng rất khó phát hiện; quá trình mua bán, trao đổi hàng tất cả đều qua điện thoại hoặc mạng xã hội, việc mua bán, giao hàng thường diễn ra ban đêm…nên rất khó phát hiện, bắt giữ. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về pháo Cách đây hơn 20 năm, nước ta đã có chỉ thị về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo... Người dân đều biết rằng các hành vi sản xuất, buôn bán và vận chuyển pháo nổ đều vi phạm pháp luật nhưng vì sao tình trạng trên vẫn có diễn biến phức tạp? Đi tìm câu trả lời trên, chúng tôi đã có buổi trao đổi với một cán bộ Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an tỉnh. Theo vị cán bộ này thì hiện nay, pháo nổ được bán công khai tại ở Trung Quốc, với cái giá rất rẻ mạt. Sau khi đưa về trót lọt trong nước, giá có thể tăng lên gấp 5 lần... Bên cạnh đó, cũng một phần xuất phát từ tâm lý, thói quen của một bộ phận người dân. Với quan điểm sai lầm, họ vẫn tin rằng việc đốt pháo vừa để đón chào năm mới và mang may mắn về cho gia đình. Vì thế, dù biết hành vi này là trái quy định của pháp luật nhưng vẫn lén lút mua về sử dụng. Trên thực tế, sau khi cấm, số các vụ tai nạn về pháo giảm đi rõ rệt. Việc đốt pháo không chỉ tốn kém tiền của mà việc sản xuất còn có thể gây ra những vụ tai nạn nhãn tiền mà nhiều năm trước không ít người đã chứng kiến. Và có “cầu” nên sẽ có “cung”, cuộc chiến ngăn chặn tình trạng buôn bán, sử dụng pháo lậu, pháo nổ của các lực lượng chức năng càng thêm cam go, phức tạp. Một nguyên nhân khác khiến tình trạng buôn bán, vận chuyến pháo lậu có xu hướng gia tăng là do một số vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật để xử lý đối với hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán “pháo hoa nổ„ trong nội địa“.Công an huyện Cẩm Xuyên đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Thái Văn Vượng, SN1989 ở Cẩm Lĩnh, Cẩm Xuyên về tội " Buôn bán hàng cấm"
Theo hướng dẫn tại điểm a mục 1 Phần I Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/12/2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo thì: “pháo nổ” (không phân biệt xuất xứ hoặc nơi sản xuất) là loại sản phẩm bên trong có chứa thuốc pháo và khi có yếu tố ngoại lực tác động thì gây tiếng nổ. Và theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 2 Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý sử dụng pháo thì: Pháo nổ là loại sản phẩm có chứa thuốc pháo được chế tạo bằng các công nghệ khác nhau không phân biệt xuất xứ và nơi sản xuất, khi có tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện gây nên tiếng nổ. Pháo hoa là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi có các tác động của các kích thích cơ, nhiệt, hóa, điện sẽ gây phản ứng hóa học tạo hiệu ứng ánh sáng có màu sắc, gây tiếng nổ hoặc không gây tiếng nổ. Như vậy, pháp luật hiện hành chỉ có quy định về pháo nổ và pháo hoa, không có quy định về pháo hoa nổ. Do đó, trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định cơ quan chuyên môn để xác định vật chứng thu giữ là pháo nổ hay pháo hoa gây khó khăn cho công tác xử lý. Trước tình hình đó, mới đây Tòa án nhân dân tối cao đã có Công văn hướng dẫn số 340/TANDTC-PC ngày 22-12-2017 cùng với Công văn số 91/TANDTC-PC ngày 28-4-2017 về việc xử lý hành vi tàng trữ, vận chuyển, buôn bán “pháo hoa nổ trong nội địa; Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 có hiệu lực từ ngày 1-1-2018 thì các hành vi vi phạm về pháo đã được các văn bản pháp luật điều chỉnh xử lý kịp thời, không để các đối tượng lợi dụng vi phạm. Theo đó, khi bị phát hiện đang sử dụng, tàng trữ và buôn bán trái phép pháo nổ mà không được Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thì tùy thuộc vào mức độ thực tế thì sẽ bị xử phạt hành chính cho tới truy cứu trách nhiệm hình sự theo nhiều mức phạt. Và kể từ ngày 1-1-2018, Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có hiệu lực thi hành thì các hành vi vi phạm pháp luật và phạm tội liên quan đến pháo nổ sẽ bị xử lý nghiêm hơn. Theo quy định, tất cả các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ pháo nổ sẽ bị xử lý hình sự khi bảo đảm yếu tố định lượng. Để ngăn chặn tình trạng buôn bán, vận chuyển, sử dụng pháo, lực lượng Công an cần tăng cường tuyên truyền, vận động người dân việc thực hiện tốt Nghị định 36/CP. Xử lý nghiêm các đối tượng sản xuất, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng pháo trái phép; các vụ án đã khởi tố chủ động phối hợp với Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân đưa ra xét xử nhanh và xử lưu động trước Tết Nguyên đán để răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung. Đẩy mạnh tuần tra kiểm soát, bắt giữ và xử lý các hành vi vi phạm về pháo, kể cả thời điểm giao thừa. Kịp thời động viên, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Nghị định 36/CP. Đồng thời, phê bình, kiểm điểm trách nhiệm đối với những tập thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu các đơn vị địa phương buông lỏng quản lý để xảy ra tình trạng sử dụng pháo mà không phát hiện, xử lý kịp thời. Có thể nói, đấu tranh với loại tội phạm buôn bán, tàng trữ pháo khó khăn không kém tội phạm ma túy. Cần một giải pháp toàn diện và lâu dài đối với các lực lượng chức năng trong cuộc chiến đấu tranh với tình trạng buôn bán, vận chuyển, tàng trử, sử dụng pháo nổ, nhất là khi tết Nguyên Đán Canh Tý 2019 đang cận kề, đảm bảo một cái Tết yên bình, hạnh phúc không tiếng pháo./.Quy định xử lý tội sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển pháo nổ - Các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 6 kg đến dưới 40 kg sẽ bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. Các hành vi tàng trữ, vận chuyển với số lượng trên sẽ bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm tù. - Các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 40 kg đến dưới 120 kg sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. Các hành vi tàng trữ, vận chuyển với số lượng trên sẽ bị phạt tù từ 2 năm đến 5 năm. - Các hành vi sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 120 kg trở lên sẽ bị phạt tù từ 8 năm đến 15 năm. Các hành vi tàng trữ, vận chuyển với số lượng trên sẽ bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm. - Các hành vi gây rối trật tự công cộng do đốt pháo nổ gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm. Nguồn: Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 |
LÝ HOÀNG/ Theo CTTĐT Công an Hà Tĩnh
CATP Hà Tĩnh