Công an thành phố đẩy mạnh truy quét các loại trò chơi nguy hiểm bị cấm trước, trong và sau dịp Tết Trung thu
Để đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau dịp Tết Trung thu năm 2016, Công an thành phố Hà Tĩnh đẩy mạnh việc thực hiện Quyết định số 464/BNV ngày 27-12-1993 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ban hành danh mục các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm. Công an thành phố chỉ đạo các Đội nghiệp vụ có liên quan và Công an các phường tăng cường kiểm tra các cơ sở kinh doanh, điểm buôn bán đồ chơi trẻ em; tuyên truyền cho các trường học trên địa bàn và phụ huynh học sinh nghiêm cấm sử dụng, tàng trữ các loại trò chơi nguy hiểm bị cấm. Công an thành phố sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của Pháp luật hiện hành.
[caption id="attachment_6011" align="aligncenter" width="600"] Đội CS QLHC về TTXH kiểm tả một cơ sở kinh doanh đồ chơi trẻ em[/caption]
Theo qui luật Tết Trung thu sẽ là dịp tiêu thụ mạnh đồ chơi trẻ em, các hộ kinh doanh đã chuẩn bị sẵn hàng để tung ra trong Tết Trung thu, trong đó không ít hộ vì lợi nhuận kinh doanh cả những hàng đồ chơi nguy hiểm bị cấm, hàng kém chất lượng, Công an thành phố Hà Tĩnh đã chỉ đạo các đội nghiệp vụ, Công an các phường triển khai nhiều biện pháp đấu tranh, ngăn chặn không để đồ chơi nguy hiểm đến tay trẻ em, trong đó tập trung vào việc kiểm tra và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.Nội dung Quyết định số 464/BNV ngày 27-12-1997 của Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ban hành danh mục các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm:
- Các loại đồ chơi có hình dáng giống như các loại súng trường, súng tiểu liên, súng ngắn; súng nén hơi, nén lò xo bắn đạn nhựa hoặc đạn các loại; súng bắn phun nước, bắn phát quang hoặc bắn gây nổ;
- Các loại kiếm, mác, lưỡi lê, dao găm, cung, nỏ làm bằng gỗ, tre, nhựa, giấy nén;
- Các loại bật lửa có hình dáng quả lựu đạn hoặc hình dáng súng ngắn.
[caption id="attachment_6007" align="aligncenter" width="600"] Các loại đồ chơi trẻ em nằm trong danh mục trò chơi bị cấm[/caption]
Một mùa Trung thu nữa lại về, các em thiếu niên, nhi đồng đang mong chờ một cái Tết ấm cúng và đầy ý nghĩa, người lớn, các bậc phụ huynh cần định hướng các hoạt động vui chơi cho trẻ, vừa lành mạnh, tiết kiệm, vừa góp phần xây dựng nhân cách chân, thiện, mỹ cho những mầm non tương lai của đất nước.
Để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm, Điều 10, Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực An ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy, chữa cháy, phòng chống bạo lực gia đình: 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không thực hiện hoặc thực hiện không kịp thời, đầy đủ quy định về kiểm tra định kỳ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ được trang bị; b) Vi phạm chế độ bảo quản các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; c) Cho trẻ em sử dụng các loại đồ chơi nguy hiểm bị cấm; d) Lưu hành các loại giấy phép về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa không còn giá trị sử dụng. 2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Không kê khai và đăng ký đầy đủ các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ với cơ quan có thẩm quyền; b) Sử dụng các loại pháo mà không được phép. 3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; b) Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp, làm hỏng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa; c) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa; d) Sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái quy định nhưng chưa gây hậu quả; đ) Sử dụng các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; e) Giao vũ khí, công cụ hỗ trợ cho người không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn sử dụng; g) Không giao nộp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định. 4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Mua, bán các loại phế liệu, phế phẩm là vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; b) Vi phạm các quy định an toàn về vận chuyển vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; c) Cưa hoặc tháo bom, mìn, đạn, lựu đạn, thủy lôi và các loại vũ khí khác để lấy thuốc nổ trái phép; d) Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm; đ) Làm mất vũ khí, công cụ hỗ trợ. 5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; b) Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm; c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép; d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí thể thao; đ) Vận chuyển vũ khí, các chi tiết vũ khí quân dụng, phụ kiện nổ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoặc không có các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật; e) Bán vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) cho các đơn vị chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sản xuất, chế tạo, sửa chữa vũ khí quân dụng, vũ khí thể thao, súng săn trái phép; b) Mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm. 7. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý vật liệu nổ công nghiệp thì bị xử lý theo Nghị định của Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất, phân bón, quản lý vật liệu nổ công nghiệp. 8. Hình thức xử phạt bổ sung: a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm c Khoản 1; Điểm b Khoản 2; Điểm d, đ, g Khoản 3; Điểm a, c, d Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này; b) Tước quyền sử dụng giấy phép sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm e Khoản 3 Điều này; c) Tước quyền sử dụng các loại giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa trong thời hạn từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, d Khoản 3; Điểm b Khoản 4 Điều này. 9. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi, hủy bỏ giấy phép, giấy chứng nhận, giấy xác nhận về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và pháo hoa đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều này.
CATP Hà Tĩnh