Trang thông tin điện tử

CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Công an Thành phố: Xử lý nồng độ cồn, góp phần kiềm chế tai nạn giao thông

Trong thời gian qua cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của Lãnh đạo Công an Thành phố, sự phối hợp, cố gắng nổ lực của lực lượng CSGT nên tình hình TTATGT trên địa bàn Thành phố Hà Tĩnh giảm cả 3 tiêu chí, đó là: Số vụ, số người chết, số người bị thương, góp phần giữ vững TTATGT trên địa bàn.

Trung tá Bùi Đức Thuận – Phó trưởng Công an TP cho biết: TP Hà Tĩnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, là nơi tập trung người và phương tiện tham gia giao thông đông. Do vậy, để đảm bảo TTATGT trên địa bàn, trong thời gian qua Lãnh đạo Công an TP đã chủ động phân tích, đánh giá tình hình nhằm đưa ra các giải pháp kiềm chế làm giảm tai nạn giao thông. Lãnh đạo Công an Tp chỉ đạo lực lượng CSGT xây dựng kế hoạch phối hợp với các Đội nghiệp vụ, Công an các phương tập trung đẩy mạnh công tác tuyền truyền về pháp luật, các hành vi vi phạm về an toàn giao thông; nguyên nhân và những hệ lụy do tại nạn giao thông để cho người dân hiểu, chấp hành và phòng ngừa các vụ tai nạn đáng tiếc xẩy ra. Bên cạnh đó chỉ đạo Đội CSGT tiến hành tuần tra, kiểm soát tập trung xử lý nghiêm các hành vi vi phạm mà nguyên trực tiếp gây ra các vụ tai nạn giao thông. Đặc biệt là lập chốt tập trung xử lý triệt để tình trạng sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện tham gia giao thông ở các tuyến, địa bàn trọng điểm như: đường Hàm Nghi, Lý Tự Trọng, Nguyễn Du, 26/3, Hà Huy Tập; Nguyễn Công Trứ; đại lộ Xô Viết…  
  Theo chân lực lượng CSGT (PV), 20 giờ ngày 5/5 lực lượng chức năng tiến hành lập chốt ở công viên Lý Tự Trọng - nằm trên đường Phan Đình Phùng để xử lý, chỉ trong vòng 1 tiếng lực lượng CSGT đã tiến hành kiểm tra 55 trường hợp thì có đến hơn 10  trường hợp vi phạm có nồng độ cồn vượt quá mức qui định. anh Trần Văn Thắng, ở Thị xã Kỳ Anh là trong số những người có nồng độ vượt quá mức qui định, khi hỏi lý do vì sao sử dụng rượu bia mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông đều đưa ra những lý do chính đáng để phân trần cho hành vi vi phạm của mình như: " Ngày nghỉ lâu ngày đưa vợ con ra Tp chơi rồi gặp gỡ bạn bè, rồi đi ăn uống, giao lưu… Em nghĩ mình uống như thế cũng không đến mức vi phạm, vẫn lái xe được…”.  
  Theo Thiếu tá Phạm Duy Thành – Đội trưởng Đội CSGT Công an TP: Trong quá trình triển khai thực hiện chuyên đề xử lý nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông, lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn. Nhưng với sự tập trung chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Công an Tp Hà Tĩnh, sự vào cuộc, phối hợp nhịp nhàng giữa Lực lượng CSGT với các đội nghiệp vụ, Công an các phường nên các hành vi vi phạm về nồng độ cồn điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ bước đầu đã có những chuyển biển tích cực, ý thức người dân được nâng lên, tỷ lệ người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn đến nay giảm hẳn. Đó cũng là một trong những yếu tố góp phần kiềm chế làm giảm tại nạn giao thông xẩy ra trên địa bàn.  Theo số liệu thống kê của Công an TP Hà Tĩnh từ đầu năm lại nay, lực lượng CSGT Công an TP đã phát hiện, lập biên bản xử lý trên 600 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, phạt gần 1 tỷ đồng; trong đó tạm giữ nhiều phương tiện vi phạm. Do vậy, trên địa bàn Thành phố chỉ xẩy ra 1 vụ tại nạn, làm 1 người chết.  
  Sự vào cuộc quyết liệt trong xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đã được nhân dân đồng tình ủng hộ. Anh Nguyễn Đình Anh - ở phường Tân Giang, TP Hà tĩnh chia sẻ: Thời gian qua, qua phương tiện thông tin đại chúng, chúng tôi được biết nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xẩy ra, làm nhiều người chết, bị thương mà nguyên nhân chủ yếu là uống rượu, bia quá nhiều rồi điều khiển xe. Tôi là một người dân sống trên địa bàn Thành phố, tôi và mọi người rất đồng tình với việc lực lượng Công an tiến hành kiểm tra xử lý những  người sử dụng rượu, bia quá nhiều mà vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Mong các đồng chí Công an xử lý thật nghiêm, phạt thật nặng để răn đe. Gây tại nạn không chỉ thiệt hại cho chính người điều khiển phương tiện mà làm oan cho người đi đường. Tôi tin lực lượng Công an làm mạnh, xử lý triệt để sẻ góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, hạn chế các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xẩy ra. Có như vậy thì người dân khi tham gia giao thông mới an tâm".  
  Thiết nghĩ, để đảm bảo TTATGT, hạn chế tình trạng sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện tham gian giao thông trên địa bàn Hà tĩnh nói chung, TP Hà Tĩnh nói riêng  ngoài sự vào cuộc của lực lượng chức năng thì cần sự vào cuộc của cấp ủy chính quyền, các cơ quan đoàn thể; đặc biệt là ý thức của người dân  trong việc chấp hành các quy định của pháp luật an toàn giao thông. Người tham gia giao thông luôn phải ý thức “đã uống rượu, bia – không lái xe”. Có như vậy  những cuộc vui nơi bàn rượu không trở thành nỗi buồn, mà nguyên nhân chính xuất phát bởi chính rượu, bia gây ra.
Được biết, trong thời gian qua với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tình hình TTATGT  trên địa bàn đã được giữ vững. Tuy nhiên số vụ tai nạn giao thông xẩy ra vẫn còn nhiều. Theo số liệu thống kê của phòng CSGT Công an tỉnh, 5 tháng đầu năm trên địa bàn xẩy ra 54 vụ, làm 50 người chết, 30 người bị thương. Qua điều tra nguyên nhân dẫn đến các vụ tại nạn giao thông cho thấy bên cạnh yếu tố khách quan cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan của người tham gia giao thông; trong đó nguyên nhân do người sử dụng rượu, bia  điều khiển phương tiện tham gia giao thông gây tai nạn chiếm tỷ lệ cao.

CATP Hà Tĩnh