Trang thông tin điện tử

CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Cuộc sống ngột thở trong thành trì mới của IS tại Libya

Khi "cảnh sát đạo đức" của IS đứng trước cửa nhà vào tháng 2, Ahmooda Abu Amood tưởng rằng mình chẳng thể gặp lại gia đình nữa.

Hai phiến quân lái chiếc xe thể thao đa dụng màu be tới nhà Amood vào một đêm tháng 2. Đó là loại xe chuyên chở những người được coi là vi phạm đạo luật Hồi giáo đi nộp phạt hoặc nhận roi. Amood tưởng rằng mình chẳng thể gặp lại gia đình nữa, nhưng không phải vậy, anh được mời đi làm việc. Amood từng là cảnh sát giao thông trước khi thành phố Sirte ở Lybia bị IS chiếm đóng. Sau đó, IS mở cơ quan mới và muốn Amood làm lãnh đạo với lời hứa rằng văn phòng này sẽ sớm phát triển thành Cục Giao thông. "Chúng muốn cấp bằng lái cho tất cả những người trong lãnh thổ", Amood giải thích. Cuộc sống ngột thở trong thành trì mới của IS tại Libya - 1

Abu Amood

Tuy có chính sách cai trị ác nghiệt và tàn bạo dựa trên nỗi sợ hãi, IS lại tổ chức khá quy củ với dịch vụ công cộng, pháp luật và "chính quyền" riêng biệt, với tham vọng sẽ biến toàn bộ Libya trở thành một quốc gia Hồi giáo, đặc biệt là sau khi thành trì Raqqa tại Syria đã sụp đổ.

Cuộc sống ngột thở trong thành trì mới của IS tại Libya - 2 Toà nhà hoang phế trên đường vào thành phố Sirte 

Thế giới vẫn đang cố gắng tiêu diệt nhóm khủng bố này, nhưng những người dân thì chẳng có lựa chọn nào khác ngoài sống chung với chúng. "Nếu chấp nhận tuân theo chúng thì sẽ được yên", Mohamet Ziyani nói. Ziyani mới 27 tuổi, hiện đang quản lý cửa hàng nội thất của gia đình. Sirte là vị trí mang tính chiến lược cho IS, vì đây là quê hương nhà độc tài Gaddafi, cũng là nơi lãnh đạo này bị giết trong cách mạng Mùa xuân Arab. Ngoài ra Sirte còn giàu năng lượng, là trung tâm trữ lượng dầu và khí đốt của Libya. Lợi dụng sự bất ổn từ cuộc nổi dậy và chiến tranh bộ lạc, IS đã chiếm Sirte với sự trợ giúp của lãnh đạo một bộ lạc trung thành với Gaddafi và cảm thấy bất mãn vì mất quyền lực. Tới mùa hè 2015, IS chính thức kiểm soát cả vùng. Đàn ông bị bắt để râu, quần xắn trên mắt cá vài cm, đặc biệt là khi cầu nguyện. Phụ nữ phải che phủ toàn bộ mặt mũi. Cảnh sát Hồi giáo ở khắp nơi để đảm bảo ai ai cũng tuân thủ. Người dân bị bắt tới thánh đường 5 lần một ngày, còn các cửa tiệm hay doanh nghiệp đều dừng hoạt động trong những giờ cầu nguyện. Truyền hình vệ tinh bị gỡ bỏ hoàn toàn để tránh ảnh hưởng của "những chương trình vô đạo đức của phương Tây". Rượu và thuốc lá hoàn toàn biến mất.

Cuộc sống ngột thở trong thành trì mới của IS tại Libya - 3 Ziyani trong cửa hàng 

Những người bị bắt quả tang hút thuốc hay uống rượu sẽ bị xử tử tại chỗ. Sau này có tòa án, thì quy trình xét xử có vẻ hợp lệ hơn nhưng kết quả không khác mấy. Kẻ trộm sẽ bị chặt chân tay, người ngoại tình bị ném đá đến chết, thầy bói và thầy bùa bị chặt đầu vì tội làm phù thủy. Kể cả tín đồ Hồi giáo nhánh Sufi cũng bị coi là dị giáo. Các cuộc hành quyết diễn ra công khai và người dân bị bắt ép dừng lại chứng kiến. Người đầu tiên bị xử tử bằng cách đóng đinh lên khung kim loại và bắn chết là Ahmed Abu Zumita. Zumita bị cáo buộc làm gián điệp. Thi thể nạn nhân được trưng ra ba ngày để cảnh báo dân chúng. Những người khác bị bí mật thủ tiêu. Bên bức tường lớn cạnh nhà tù có chữ sơn màu tím tung hô cái gọi là "Nhà nước Hồi giáo". Gần đó là mộ chôn 9 thi thể dân quân chính phủ mới được phát hiện. Tariq Zarga suýt nữa trở thành cái xác thứ 10. Anh bị tra tấn bằng roi, sốc điện vì gửi các tin nhắn ca ngợi dân quân, và bị tuyên án tử hình mà không qua xét xử. Nhưng may mắn là đúng ngày hành quyết, quân chính phủ đã tiến vào và thả anh tự do.

Cuộc sống ngột thở trong thành trì mới của IS tại Libya - 4 Dân quân ủng hộ chính phủ 

Phiến quân dường như rất tinh ý trong việc tuyển người, vì chúng thực sự muốn thiết lập một nhà nước. Vì vậy thay vì hành quyết các quan chức, chúng yêu cầu họ sám hối trong các nhà thờ Hồi giáo, nghe theo những lời giảng đạo bị bóp méo và phục vụ cho IS. Quanh thành phố bao trùm một màu cờ đen, biển hiệu chỉ toàn quảng cáo cho IS, đài phát thanh phát kinh Koran và thông báo những cuộc tấn công của chúng trên toàn thế giới. May mắn cho Sirte là không có những vụ bắt cóc và cưỡng hiếp phụ nữ như ở nơi khác. IS cũng thuê nhân công quét dọn đường phố, hỗ trợ trẻ em nghèo và mồ côi, đặc biệt là vào tháng chay Ramadan. Dân chúng được đi lại quanh thành phố và thị trấn lân cận. Đặc biệt là các phiến quân cũng khá thoáng tay khi mua đồ. Một phiến quân và vợ từng vào cửa hàng của một người tên Ziyani và trả toàn bộ 400USD cho vài món hàng mà không mặc cả. "Họ có khá nhiều tiền đấy", Ziyani nhận xét.

Cuộc sống ngột thở trong thành trì mới của IS tại Libya - 5 Khung sắt xử tử tù nhân 

Cuối hè 2015, bộ máy tổ chức ở Sirte đã trở nên tinh vi hơn. Các quảng cáo và kêu gọi phiến quân nam nữ, bác sĩ, kỹ sư, luật sư chuyên luật Hồi giáo ở khắp nơi. Hầu hết họ tới từ Bắc Phi, Syria, Saudi Arabia. Các cửa hàng đều có đóng dấu "Văn phòng Dịch vụ tổng hợp" bằng cả tiếng Anh và tiếng Arab, chứng minh chủ hàng đã đăng kí kinh doanh và đóng thuế cho IS. Việc chuyển nhượng xe cộ cũng phải nộp phí, đăng kí và đóng dấu của IS.  Về y tế, chỉ vài bác sĩ nước ngoài là không đủ, nên IS rất cố gắng chiêu mộ người dân địa phương. "Họ nói tôi phải tới viện làm, hoặc là đầu rơi máu chảy", Salim Shafglouf, 23 tuổi, một dược sĩ kể. Ngày hôm sau, ông trốn ngay tới Misurata. Hiện giờ IS rất nóng lòng muốn mở rộng "cơ quan hành chính". Cũng vào buổi tối tháng Hai hôm ấy, cảnh sát tôn giáo đã yêu cầu Amood thuyết phục thêm 17 đồng nghiệp vào cơ quan do chúng mở ra. "Đến giờ chúng tôi đang chờ đồng phục mới thôi", Abu Amood nói.

CATP Hà Tĩnh