Trang thông tin điện tử

CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Đập Tam Hiệp - Công trình thuỷ điện lớn nhất thế giới

Công trường xây dựng đập Tam Hiệp thuộc tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đã đổ xong mẻ bê tông cuối cùng, hoàn thành trước thời hạn gần 10 tháng. Đập Tam Hiệp với độ cao 185m, dài 2.309m được coi là công trình thuỷ điện lớn nhất thế giới.

Dự án lớn nhất về quy mô và đầu tư Dự án đập Tam Hiệp cần tổng cộng 28 triệu m3 bê tông, lớn gấp 2,5 lần dự án đập Cát Châu ở Trung Quốc và gấp 2 lần dự án Itaipu ở Braxin. Nhà máy phát điện khổng lồ này sử dụng tới 250.000 công nhân xây dựng. Công trình có tổng đầu tư khoảng 203,9 tỉ NDT (24,65 tỉ USD), trong đó 50% là vốn nhà nước. Năng lực phát điện lớn nhất thế giới Khi hoàn thành, Nhà máy thủy điện Tam Hiệp sẽ đứng đầu thế giới cả về công suất điện và lượng điện sản xuất hàng năm. Tổ hợp máy phát điện gồm 26 tuốcbin cỡ 700.000 kW, với tổng công suất là 18,2 triệu kW, tổng sản lượng điện hàng năm là 84,68 tỉ kWh, tương đương 1/7 sản lượng điện của Trung Quốc năm 1992. Nhà máy thuỷ điện Tam Hiệp nằm ở miền Trung và miền Đông của Trung Quốc do đó nâng cao tính kinh tế và độ tin cậy của lưới điện. Hơn nữa, Trung Quốc đã xây dựng chiến lược năng lượng quốc gia với việc chuyển dạng năng lượng than từ những vùng miền Bắc xuống phía Nam và chuyển điện từ miền Tây sang miền Đông để giải quyết việc thiếu hụt năng lượng ở miền Trung và miền Đông Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc cho rằng công trình thủy điện này sẽ cấp cho nền kinh tế đang phát triển nhanh của mình. Là nước tiêu thụ nhiều dầu mỏ lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc cần có thêm các nguồn năng lượng thay thế để đối phó với tình trạng thiếu điện tràn lan và đảm bảo cho phát triển kinh tế. Thời gian thực hiện dự án dài kỷ lục Dự án đập Tam Hiệp phải mất 17 năm để hoàn thành, gồm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn 1 được triển khai trong vòng 5 năm từ 1993 đến 1997, được kết thúc với việc tạo ra con đập ngăn nước trên sông Trường Giang vào ngày 8/11/1997. Giai đoạn 2 từ năm 1998 đến 2003, được hoàn tất khi tổ máy phát điện đầu tiên đi vào hoạt động. Giai đoạn 3 từ năm 2004 đến 2008, kết thúc với việc tạo ra một nhà máy phát điện chạy bằng 26 tuốcbin tổng công suất 18,2 triệu kW. Xây đập không ảnh hưởng đến dòng chảy của sông Dương Tử (Trường Giang) Sông Dương Tử là một trong những đường giao thông chính của Trung Quốc. Những người xây dựng đập Tam Hiệp đảm bảo dòng chảy sẽ được thông suốt trong giai đoạn xây đựng từ năm 1997 đến năm 2008. Tàu thuyền có thể đi qua sông an toàn trừ khi mùa nước lên cao. Khi lượng nước trong hồ chứa lên đến cao trình 135m, tàu thuyền lớn có thể đi lại dễ đàng từ đập tới tận thành phố Trùng Khánh với chiều đài 436 km. Với mức nước hồ đạt 175m, năng lực vận tải thuỷ từ 10 triệu tấn/ năm hiện nay sẽ lên 50 triệu tấn/năm, giá thành vận tải giảm 36%. Khi dự án hoàn thành, đập Tam Hiệp cũng đem lại lợi ích to lớn cho việc phòng chống lũ lụt và điều hoà lưu lượng nước trên sông. Hồ chứa nước khổng lồ Hồ Tam Hiệp rộng 1.045 km2, trải dài 663 km, mức nước thường ở 175m, có sức chứa gần 40 tỷ m3 nước. Để nhường chỗ cho lòng hồ, số dân phải di dời là 1,13 triệu người. Nhà nước Trung Quốc đã xây dựng 16,7 triệu m2 nhà để bố trí chỗ ở mới cho dân tái định cư. Khi hồ tích nước ở mức 175m, diện tích ngập trong nước rộng 632 km2, nằm giữa khu vực từ Nghi Xương - tỉnh Hồ Bắc tới thành phố Trùng Khánh - tỉnh Tứ Xuyên, gồm 20 huyện, 277 xã - phường.

CATP Hà Tĩnh