Trang thông tin điện tử

CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Hội nghị chuyên đề lấy ý kiến góp ý một số dự thảo Luật.

Sáng ngày 17/2 Đoàn đại biểu Quốc hội Hà tĩnh phối hợp với Công an tỉnh tổ chức hội nghị chuyên đề lấy ý kiến góp ý một số dự án luật. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc Hội Hà Tĩnh; đồng chí Thượng tá Nguyễn Thanh Liêm – Phó giám đốc Công an tỉnh Chủ trì hội nghị.

Toàn cảnh hội nghị

Tại hội nghị đồng chí Nguyễn Văn Sơn – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh đã báo cáo, trao đổi một số thông tin, vấn đề có liên quan đến công tác xây dựng, ban hành các bộ luật, đạo luật của Quốc hội trong các kỳ họp gần đây và tình hình tham gia của đoàn đối với lĩnh vực này. Tiếp đó, các thành phần tham dự đã tiến hành đóng góp ý kiến về 2 dự thảo luật gồm: Luật Cảnh vệ, Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Thượng tá Nguyễn Văn Liệu – Phó trưởng phòng PA83 tham gia đống góp ý kiến vào dự thảo Luật cảnh vệ: Nên bỏ cụm từ “ trong trường hợp cần thiết” tại điểm c, khoản 1 và điểm b, khoản 2 (điều 13) vì việc kiểm tra an ninh, an toàn đối với các khu vực trọng yếu là công tác nghiệp vụ thường xuyên của lực lượng Cảnh vệ để đảm  bảo an toàn tuyệt đối cho các mục tiêu cảnh vệ. 

Đối với dự thảo luật cảnh vệ Công an tỉnh  nhất trí với  hình thức và bố cục  của dự thảo luật. Tuy nhiên các đại biểu đều cho rằng tại khoản 2, điều 10 quy định về khách quốc tế đến thăm và làm việc cần bổ sung thêm đối tượng là khách mời của tỉnh bạn các nước gần biên giới theo đề nghị của tỉnh, thành phố trên cơ sở có đi, có lại. Tại khoản 3, điều 12 chưa quy định đơn vị nào là cơ quan đề xuất chế độ cảnh vệ đối với đối tượng được mời nên cần quy định rõ.  Tại điểm c, khoản 1 và điểm b, khoản 2 điều 13 nên bỏ cụm từ “” trong trường hợp cần thiết”  vì việc kiểm tra an ninh, an toàn đối với khu vực trong yếu là công tác nghiệp vụ thường xuyên của lực lượng Cảnh vệ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mục tiêu cảnh vệ.

Thượng tá: Dương Quốc Chương – Phó trưởng phòng QLHC về TTXH: Về luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ nên đưa cụm từ nổ súng tại điều 21 vào điều 3. Tại khoản 7 điều 4 qui định về vận chuyển tiền chất thuốc nổ phải có giấy phép, nếu qui định tất cả tiền chất thuốc nổ khi mua bán, vận chuyển phải có giấy phép thì nông dân khó khăn trông sản xuất nông nghiệp. Điểm a, khoản 4 điều 21 đề nghị bổ sung hành vi “chống phá có sở giam giữ” thành “ đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, chống phá cơ sở giam giữ, giết người, bắt cóc con tin, mua bán và vận chuyển trái phép chất ma túy hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa  thực hiện xong hành vi phạm tội trên”.

Ngoài ra, các ý kiến cũng cho rằng: nên bỏ từ “lâu dài” tại khoản 1, điều 17 vì thực tế hiện nay các địa phương, đơn vị vẫn bố trí lực lượng là chiến sỹ nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ cảnh vệ; tại khoản 1 điều 29 thêm cụm từ “khi có yêu cầu” vào cuối khoản...

Thiếu tá Nguyễn Trọng Khanh – Đội trưởng Đội Đặc doanh, phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH Công an tỉnh: Sau khi nghiên cứu dự thảo Luật  quản lý, sử dụng VK, VLN, CCHT. Nhất trí với các qui định cấm sở hữu cá nhân đối với VK, VLN, CCHT ( tại điều 5). Tại điều 21 đề nghị làm rõ khái niệm “” bắn chỉ thiên” có phải là cảnh báo trước khi nổ súng vào đối tượng không?.  Qui định tại điều 21 là quá dài nên tách thành các điều độc lập về các nội dung. Nên xem xét qui định điều kiện định mức khối lượng thuốc nổ đối  đối với tổ chức, doanh nghiệp sử dụng thuốc nổ tại điều 39.  Qui định trách nhiệm quản lý nhà nước về VK, VLN, CCHT quá rườm rà nên đề xuất thống nhất Chính phủ ban hành.

 Đối với dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ các kiến kiến góp ý cho rằng: tại điều 3 nên quy định giải thích thêm từ ngữ “dịch vụ nổ mìn”; tại khoản 7, điều 4 cần quy định rõ các loại tiền chất nổ khi vận chuyển buộc phải có giấy phép; nên xem xét lại quy định điều kiện định mức khối lượng thuốc nổ tại điều 39 để sát với thực tế hơn...Bên cạnh đó các ý kiến đã tập trung cho ý kiến góp ý đến các vấn đề được quy định tại điều 21 như: tại điểm đ, khoản 4 nên thay từ “cướp súng” bằng từ “vũ khí”; cần quy định chặt chẽ hơn đối với các trường hợp nổ súng không cần cảnh báo; điểm a, khoản 4, nên bổ sung hanh vi “chống phá cơ sở giam giữ”; tại điểm d, khoản 4 cần bổ bung cụm từ “ngay tức khắc” để thành “Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ khí, vật liệu nổ đe dọa trực tiếp và ngay tức khắc đến tính  mạng người thi hành công vụ hoạc người khác”; bổ sung thêm trường hợp nổ súng không cần cảnh báo đối với người bị kết án tử hình vì tội xâm phạm an ninh quốc gia đang bỏ trốn...

Đại tá Nguyễn Văn Tỷ, Phó tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh:  Không nên đưa phụ nữ ngang hàng với các đối tượng là người già và trẻ em vào diện không được nổ súng vì nhiều phụ nữ phạm tội rất manh động, nguy hiểm, được qui định tại điểm c, mục 2:

Phát biểu tại hội nghị, thượng tá Nguyễn Thanh Liêm – Phó giám đốc Công an tỉnh đã nói rõ tình thần, ý thức trách nhiệm của lực lượng Công an tham giá đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật cảnh vệ Luật sử dụng, quản lý vũ khí vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và sự cần thiết của việc ban hành Luật để áp dụng vào thực tiễn công tác của lực lượng Công an.

Thượng tá Nguyễn Thanh Liêm – Phó giám đốc Công an tỉnh phát biểu tại hội nghị

Đối với Luật cảnh vệ cần phân định rõ đối tượng cảnh vệ, mục tiêu bảo vệ. Điều 18 qui định nhiệm vụ cảnh vệ của Bộ CA, Bộ quốc phong chưa rõ, cần qui định rõ lực lượng nào chuyên trách, lực lượng nào phối hợp . Về Luật sử dụng VK, VLN, CCHT. Điều 19 qui định về thủ tục trang bị vũ khí, cần có chế định riêng cho lực lượng vũ trang. Điều 21 phải tách ra cách điều luật khác nhau. Tại điều 62 nên qui định, phân cấp rõ cấp nào được lưu giữ, bảo quản vật chứng để việc quản lý chặt chẽ, khoa học hơn....

Đồng chí Nguyễn Văn Sơn – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh phát biểu kết luận hội nghị

Phát biểu kết luận hội nghị đồng chí Nguyễn Văn Sơn – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh đánh giá cao tình thần trách nhiệm của các đại biểu tham dự hội nghị đã tìm tòi, nghiên cứu để có những ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật một cách sát với tình hình thực tế, có tính phản biện, xây dựng cao. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh sẻ tiếp thu, lĩnh hội những ý kiến tham gia của các đại biểu để tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật ở các  Kỳ họp sắp tới.

VĂN HÙNG – SỸ QUÝ/ Theo CTTĐT Công an Hà Tĩnh

CATP Hà Tĩnh