Làm thất bại mưu đồ đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang
Thất bại trong các cuộc chiến tranh vũ trang chống Việt Nam, các thế lực thù địch chuyển hướng chống phá cách mạng nước ta bằng phương thức phi vũ trang, thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”.
Một trong những hướng tấn công chủ yếu của chúng là tập trung mũi nhọn đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, yêu cầu quân đội, công an phải đứng ngoài chính trị, phủ định vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang. Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là một thủ đoạn không mới, nhưng cực kỳ nguy hiểm. Thủ đoạn trên đã được các nước đế quốc và các thế lực thù địch thực hiện thành công ở Đông Âu, Liên Xô (cũ), để lại hậu quả vô cùng đau xót cho nhân loại tiến bộ và tương lai của CNXH. Một số biểu hiện cụ thể về âm mưu, thủ đoạn đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch hiện nay: - Xác định phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là một trong 3 lĩnh vực cơ bản để hướng lái, chuyển hóa cách mạng Việt Nam. Các thế lực thù địch công khai nhận định: muốn chuyển hóa Việt Nam, phải chuyển hóa trên ba lĩnh vực cơ bản. Trong đó phá vỡ nền tảng chính trị là then chốt; chống phá về kinh tế là biện pháp cơ bản, thường xuyên, lâu dài; phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là nhiệm vụ trọng yếu. Đây là thủ đoạn rất xảo quyệt và cực kỳ nguy hiểm, bởi khi quân đội, công an bị phi chính trị hóa thì chắc chắn sẽ suy yếu, không còn khả năng ngăn chặn các cuộc tiến công cả từ bên trong và bên ngoài của các thế lực thù địch, không giữ vững được sự ổn định chính trị; mất độc lập, tự chủ; thông qua “cách mạng hoa hồng”, “cách mạng đường phố”, các thế lực phản động sẽ lật đổ chế độ. Rõ ràng mục đích là không đổi, nhưng thủ đoạn, cách thức thực hiện có những biểu hiện rất tinh vi, thâm độc. - Tập trung phá hoại nền tảng tư tưởng cách mạng của lực lượng vũ trang bằng những luận cứ tưởng chừng như rất khách quan, khoa học. Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Ph.Ăngghen đã nhấn mạnh: “Không có cảnh sát, nhà nước không thể tồn tại được”. V.I.Lênin cũng khẳng định rằng sự nghiệp cách mạng cần có quân đội cách mạng, vì những vấn đề lịch sử vĩ đại chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực và tổ chức vũ lực đó có nghĩa là tổ chức quân sự. V.I.Lênin yêu cầu quân đội, công an phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thành lập các chi bộ đảng trong mỗi đơn vị lực lượng vũ trang, thực hiện chế độ chính ủy,… coi đó là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng Hồng quân. Sự thật lịch sử ấy tồn tại trong mọi loại hình nhà nước, nhưng tiếc thay những kẻ chống CNXH đã lảng tránh và cố tình không hiểu. Trước những khó khăn của phong trào cách mạng, nhất là sự sụp đổ của hệ thống XHCN ở Đông Âu, Liên Xô, CNXH lâm vào thoái trào, chúng tung hôđề cao tính khoa học của các luận thuyết tư sản, nhưng tuyên bố hết sức võ đoánrằng chủ nghĩa Mác - Lênin đã lỗi thời, cáo chung, là bóng ma ám ảnh thế giới đương đại, không còn vai trò, ý nghĩa gì đối với xã hội. Do vậy, chúng đưa ra luận điểm quân đội, công an phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản theo nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin là sai lầm; quân đội phải đứng ngoài chính trị, phi chính trị. - Tập trung cổ súy cho luận điệu “lực lượng vũ trang phi giai cấp”; “quân đội chuyên nghiệp, quân đội nhà nghề” Họ tập trung luận giải "không cần phân biệt CNXH hay chủ nghĩa tư bản, không cần chính trị, chỉ cần tiền, cần vũ khí, do đó bỏ Đảng cũng được vì quân đội không thuộc một thể chế chính trị, đảng phái nào...". Họ nhấn mạnh, quân đội và công an nên là hai lực lượng đứng ngoài cuộc đấu tranh chính trị của các đảng phái nhằm giành quyền kiểm soát các cơ quan quyền lực nhà nước; việc tổ chức ra lực lượng vũ trang chỉ là để bảo vệ lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia. Bởi thế, quân đội, công an phải trung lập, đứng ngoài chính trị, không cần đặt và chịu sự lãnh đạo của bất kỳ đảng phái nào… - Tấn công gây tâm lý hoang mang, dao động, mất phương hướng trong đội ngũ cán bộ, chiến sỹ của lực lượng vũ trang Các thế lực thù địch cho rằng, trong điều kiện hiện nay chưa thể xóa bỏ được ngay nền tảng tư tưởng của quân đội, công an nên chúng tìm cách tác động làm cho cán bộ, chiến sĩ hoang mang, dao động, không xác định rõ mục tiêu, lý tưởng chiến đấu... Đặc biệt hiện nay chúng triệt để lợi dụng cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của Đảng, Nhà nước ta để làm giảm niềm tin, gây mâu thuẫn giữa lãnh đạo, chỉ huy với cán bộ, chiến sĩ, phá hoại khối đoàn kết thống nhất nội bộ lực lượng vũ trang, kích động hình thành bè phái và các nhóm lợi ích trong nội bộ. - Tập trung phá hoại các nguyên tắc tổ chức cơ bản trong xây dựng quân đội, công an, xóa bỏ công tác đảng, công tác chính trị trong quân đội và CAND Việt Nam. Cùng với đó, lợi dụng chiêu bài mở rộng dân chủ, chúng đưa ra yêu sách xây dựng "lực lượng vũ trang toàn dân", “trả quân đội, công an về cho Nhà nước”, thực hiện quân đội, công an là của toàn dân, sự can dự vào chính trị sẽ phá hoại tính chuyên nghiệp của quân đội và công an. - Bôi nhọ và xuyên tạc lịch sử, truyền bá lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền và các giái trị dân chủ phương Tây. Thực hiện âm mưu phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, các thế lực thù địch còn tập trung chống phá trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, bội nhọ, xuyên tạc lịch sử, xuyên tạc tính chính nghĩa của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; xuyên tạc sự kiện chiến tranh biên giới Tây Nam, quan hệ Việt-Trung, quan hệ Việt-Mỹ…; bôi nhọ đời tư của các tướng lĩnh, anh hùng lực lượng vũ trang. Với mục tiêu tha hóa lực lượng vũ trang ta, chúng ra sức truyền bá lối sống thực dụng, chạy theo đồng tiền, thờ ơ lãnh đạm, không quan tâm đến các vấn đề chính trị - xã hội… nhằm tạo khoảng trống về ý thức hệ, hòng làm phai nhạt bản chất cách mạng, tạo điều kiện cho hệ tư tưởng tư sản thẩm thấu vào đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang. Để thực hiện những mưu đồ phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, các thế lực thù địch đang tập trung vào các hướng tấn công sau đây: Thứ nhất, lợi dụng xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế để đẩy mạnh tuyên truyền các luận điệu đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang. Thứ hai, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ để thực hiện âm mưu phi chính trị hóa lực lượng công an, quân đội. Thứ ba, đẩy mạnh sự liên kết ngày càng chặt chẽ, mức độ ngày càng sâu sắc và phạm vi ngày càng rộng giữa các đối tượng bên ngoài và bên trong. Đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn phi chính trị hóa lực lượng vũ trang của các thế lực thù địch hiện nay phải thực hiện đồng bộ các giải pháp, trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm. Trước hết, phải tăng cường mạnh mẽ hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội và công an. Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội, công an là một nguyên tắc đã được Đảng ta khẳng định nhất quán trong các văn kiện của Đảng. Hiện nay, cần quan tâm xây dựng đảng trong quân đội và công an vững mạnh về mọi mặt theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt. Thứ hai, xây dựng lực lượng QĐND, CAND vững mạnh về mọi mặt theo mục tiêu cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đặc biệt chú trọng đấu tranh ngăn chặn, kiên quyết không để xảy ra tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong quân đội, công an. Thứ ba, đẩy mạnh cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, vạch trần âm mưu, bản chất, sự phi lý trong quan điểm đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, tách công an, quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Thứ tư, lực lượng quân đội, công an phải làm tốt công tác nắm, nghiên cứu, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình, âm mưu hoạt động của các thế lực thù địch đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang để chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh này. Đồng thời tập trung thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang. Thứ năm, chú trọng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ, thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, hậu phương công an để cán bộ, chiến sĩ vững vàng, yên tâm công tác, chiến đấu. Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang thực chất là nhằm tách công an, quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng, làm cho quân đội, công an không còn mang bản chất của giai cấp công nhân, không còn là lực lượng vũ trang kiểu mới của giai cấp công nhân, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân nữa. Do đó, đấu tranh, phòng, chống mưu đồ đòi phi chính trị hóa lực lượng vũ trang là nhiệm vụ cấp thiết, quan trọng, thường xuyên của Đảng, Nhà nước, của cả hệ thống chính trị, của lực lượng vũ trang nhân dân và mỗi cán bộ, chiến sĩ quân đội, công an. Trong đó xây dựng quân đội, công an có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Đảng, chế độ, Nhà nước và nhân dân là vấn đề cốt lõi, đảm bảo luôn thực sự là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
CATP Hà Tĩnh