Người dân có thể đăng ký cư trú qua mạng Internet
Chiều 9/6, Quốc hội thảo luận tại tổ Dự án Luật Cư trú (sửa đổi). Đây là dư án Luật được nhiều người dân quan tâm vì liên quan đến quyền lợi “sát sườn” của họ.
Đặc biệt, những đổi mới, cải cách về thủ tục hành chính về cư trú được quy định trong dự Luật đã tạo điều kiện tối đa cho công dân, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho công dân được thực hiện quyền tự do cư trú, lựa chọn nơi cư trú. Góp ý về dự án Luật, đa số các đại biểu đều nhất trí quan điểm cần thiết phải sửa đổi Luật Cư trú để đảm bảo tốt hơn quyền cư trú của công dân, đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0…
Với 440/442 đại biểu tán thành, chiếm 91,10% tổng số đại biểu, chiều 9/6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2021. Theo đó, Quốc hội quyết nghị các nội dung về giám sát tối cao, xem xét các báo cáo...
Bộ trưởng Tô Lâm tại phiên thảo luận ở tổ về dự án Luật Cư trú (sửa đổi). |
Bảo đảm tốt hơn nữa quyền tự do cư trú của công dân
Hiến pháp năm 2013 đã quy định quyền tự do cư trú, đi lại, giao dịch, quyền bầu cử, ứng cử, học tập, làm việc, sở hữu tài sản, quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân… là quyền con người, quyền công dân được Nhà nước công nhận, tôn trọng và bảo vệ. Quản lý cư trú có liên quan trực tiếp đến những quyền này; vì vậy, việc sửa đổi Luật Cư trú là để cụ thể hóa quy định của Hiến pháp về bảo đảm quyền con người, quyền công dân liên quan đến quản lý cư trú theo hướng quy định công khai, minh bạch, đơn giản hóa giấy tờ, giảm thời gian, chi phí; xóa bỏ các thủ tục hành chính còn rườm rà, dễ bị lợi dụng để gây phiền hà cho người dân; qua đó, bảo đảm tốt hơn nữa việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân. Góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự trong tình hình mới
Đơn giản hóa thủ tục hành chính
Việc thực hiện quản lý dân cư thông qua phương thức mới bằng mã số định danh cá nhân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú sẽ dẫn đến việc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ 13 nhóm thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký, quản lý thường trú, tạm trú của công dân.
Theo dự Luật thì sẽ bãi bỏ hình thức quản lý dân cư bằng Sổ Hộ khẩu, Sổ Tạm trú và thay thế bằng hình thức quản lý theo số định danh cá nhân cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì việc thực hiện trình tự, thủ tục đăng ký cư trú cho công dân cũng cần có sự điều chỉnh cho phù hợp với hình thức quản lý mới cũng như yêu cầu quản lý dân cư trong tình hình mới; qua đó, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho người dân khi thực hiện thủ tục đăng ký cư trú cũng như tạo ra sự chuyển biến căn bản trong quan hệ giải quyết thủ tục đăng ký cư trú giữa cơ quan nhà nước với người dân.
Ngoài ra, dự thảo Luật còn quy định người dân có thể khai báo cư trú qua mạng Internet, xoá bỏ điều kiện đăng ký thường trú vào TP trực thuộc trung ương, bãi bỏ điều 3, điều 4 Luật Thủ đô quy định về điều kiện đăng ký thường trú ở Thủ đô.
Đảm bảo hoàn thành cấp mã số định danh cá nhân đúng tiến độ
Góp ý vào dự án Luật, một số đại biểu còn băn khoăn đề nghị làm rõ phương thức quản lý cư trú mới, bởi việc này chỉ có thể được vận hành thông suốt trên cơ sở tất cả công dân Việt Nam đã được cấp số định danh cá nhân. Đại biểu Hoàng Thanh Tùng, Sóc Trăng cho rằng, đến thời điểm này mới chỉ có 18 nghìn công dân được cấp số định danh cá nhân là chậm; đề nghị Chính phủ bảo đảm hoàn thành cấp số định danh cá nhân cho gần 80 triệu công dân còn lại theo đúng tiến độ đề ra. Đại biểu phân tích, số định danh cá nhân được quy định trong Luật Căn cước công dân mà luật này quy định từ 1/1/2020 phải thực hiện việc quản lý bằng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Bây giờ quá hạn mà vẫn còn gần 80 triệu công dân chưa được cấp số định danh cá nhân. Nếu luật được ban hành và có hiệu lực năm 2021, chúng ta chỉ có 1 năm để cấp số định danh cá nhân cho 80 triệu công dân còn lại.
Phan Thị Mỹ Dung, Long An: cũng thống nhất ban hành Luật cư trú (sửa đổi) do cần thiết phải ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính, quản lý dân cư bằng cơ sở dữ liệu điện tử. Tuy nhiên, đại biểu cũng bày tỏ lo lắng về việc thu thập dữ liệu dân cư, dữ liệu cư trú có đảm bảo tiến độ khi Luật được ban hành hay không?
Đồng quan điểm, đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) cho rằng, để cấp số định danh cá nhân, công tác này cần nhiều thời gian, đòi hỏi sự chính xác, có kiểm tra, đối chiếu. Trong khi đó, việc bố trí kinh phí cho hoạt động này còn chưa bảo đảm nên sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện. Theo đại biểu, nguyên nhân khiến tiến độ triển khai dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư chậm là vì chúng ta không có tiền. Luật căn cước công dân quy định nhà nước bảo đảm ngân sách triển khai dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng Chính phủ không đưa vào đầu công tư trung hạn của giai đoạn 2016-2020, không có tiền để làm cơ sở quốc gia dân cư cho nên mới có 18 triệu người được cấp số định danh cá nhân.
Hạn chế tối đa người dân phải đi xin giấy tờ
Góp ý dự thảo Luật, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu, Nghệ An cho rằng, dự án Luật Cư trú đã tạo điều kiện tố đa cho người dân, trong đó, việc bỏ hộ khẩu giấy là một trong những tiến bộ về cải cách hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến công tác quản lý dân cư; bảo đảm tốt hơn nữa tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cư trú Hoàn thiện hệ thống pháp luật về cư trú bảo đảm phù hợp với chủ trương cải cách hành chính và tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế trong điều kiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xu thế hội nhập quốc tế hiện nay. Thực hiện chủ trương hiện đại hóa và đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến công tác quản lý dân cư; bảo đảm tốt hơn nữa tính công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về cư trú, hạn chế tối đa việc người dân phải đi xin giấy tờ, xác nhận
Đại biểu Ngô Minh Châu, TP Hồ Chí Minh cũng cho rằng dự án Luật đã đáp ứng được yêu cầu của người dân, vừa đảm bảo được đỡ tốn công đi lại của người dân, vừa đảm bảo được việc quản lý theo hướng hiện đại. Đại biểu đề nghị, Chính phủ cần phải tính toán để đảm bảo trong thời gian luật có hiệu lực thì phải song song quản lý vừa bằng sổ hộ khẩu vừa bằng mã số định danh đảm bảo đến khi nó thật sự thay thế được thì mới chấm dứt được sổ hộ khẩu.
Về điều kiện đăng ký thường trú, các đại biểu cũng cho rằng, dự thảo Luật nên quy định điều kiện đăng ký đối với những người có chỗ ở hợp pháp. Đối với người đi thuê, mượn, ở nhờ nếu được chủ sở hữu, chủ sử dụng đồng ý thì cũng được đăng ký thường trú. Đối với quy định xóa đăng ký thường trú, theo các đại biểu, việc bổ sung trường hợp xóa đăng ký thường trú nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân và hộ gia đình trong đăng ký, quản lý cư trú, cũng như giúp Cơ quan đăng ký, quản lý cư trú nắm bắt tình hình cư trú của dân cư trên địa bàn quản lý được chính xác, chặt chẽ hơn. Quy định này chỉ áp dụng đối với người không khai báo, nếu công dân có khai báo thì sẽ không bị xóa đăng ký cư trú.
Báo CAND Online