Trang thông tin điện tử

CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Những bức ảnh về chiến tranh Việt Nam chấn động thế giới

Loạt ảnh từng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế và khiến cả thế giới sững sờ đã ghi lại khoảnh khắc giữa sự sống và cái chết, sự khốc liệt, hỗn loạn của cuộc chiến tranh ở Việt Nam.

Bức ảnh Em bé Napalm nổi tiếng của phóng viên Nick Ut. Trung tâm bức ảnh là bé gái 9 tuổi Phan Thị Kim Phúc đang chạy trốn bom napalm trên con đường ở Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 8/6/1972. Quần áo của bé bị thiêu rụi và các mảng da rộp lên vì bỏng. Bức ảnh được cho là ám ảnh nhất về chiến tranh Việt Nam đã làm thay đổi cái nhìn của thế giới về cuộc chiến, thổi bùng lên phong trào phản chiến ở nhiều nơi. Năm 1973, bức ảnh được trao giải thưởng Pulitzer danh giá. Ảnh: Nick Ut/AP

Bức ảnh Em bé Napalm nổi tiếng của phóng viên Nick Ut. Trung tâm bức ảnh là bé gái 9 tuổi Phan Thị Kim Phúc đang chạy trốn bom napalm trên con đường ở Trảng Bàng, Tây Ninh ngày 8/6/1972. Quần áo của bé bị thiêu rụi và các mảng da rộp lên vì bỏng. Bức ảnh được cho là ám ảnh nhất về chiến tranh Việt Nam đã làm thay đổi cái nhìn của thế giới về cuộc chiến, thổi bùng lên phong trào phản chiến ở nhiều nơi. Năm 1973, bức ảnh được trao giải thưởng Pulitzer danh giá. Ảnh: Nick Ut/AP

Hình ảnh Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, Giám đốc Nha An ninh Quân đội Việt Nam Cộng hòa chĩa súng bắn vào đầu chiến sĩ quân Giải phóng Nguyễn Văn Lém ngày 1/2/1968. Ảnh: AP

Hình ảnh Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Loan, Giám đốc Nha An ninh Quân đội Việt Nam Cộng hòa chĩa súng bắn vào đầu chiến sĩ quân Giải phóng Nguyễn Văn Lém ngày 1/2/1968. Ảnh: AP

Ngày 11/6/1963, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn để phản đối sự đàn áp Phật tử của chính quyền Ngô Đình Diệm. Ảnh: AP

Ngày 11/6/1963, hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên đường phố Sài Gòn để phản đối sự đàn áp Phật tử của chính quyền Ngô Đình Diệm. Ảnh: AP

Một em bé bị bỏng nặng được người phụ nữ bế trên tay sau trận dội bom napalm vào ngày 8/6/1972 tại làng Trảng Bàng, Tây Ninh. Vụ tấn công gây ra tổn thất nghiêm trọng, nhiều người, trong đó có cả trẻ em bị bỏng. Bom Napalm chứa phốt pho trắng, một chất dễ cháy. Nó tiếp tục gây bỏng dù nạn nhân nhảy xuống nước. Ảnh: AP

Một em bé bị bỏng nặng được người phụ nữ bế trên tay sau trận dội bom napalm vào ngày 8/6/1972 tại làng Trảng Bàng, Tây Ninh. Vụ tấn công gây ra tổn thất nghiêm trọng, nhiều người, trong đó có cả trẻ em bị bỏng. Bom Napalm chứa phốt pho trắng, một chất dễ cháy. Nó tiếp tục gây bỏng dù nạn nhân nhảy xuống nước. Ảnh: AP

Một bà mẹ Việt Nam cố che chở và đưa con tới khu vực an toàn dưới làn mưa bom khi lính Mỹ ập vào làng Mỹ Sơn, Đà Nẵng để lùng sục quân giải phóng ngày 25/4/1965. Ảnh: AP

Một bà mẹ Việt Nam cố che chở và đưa con tới khu vực an toàn dưới làn mưa bom khi lính Mỹ ập vào làng Mỹ Sơn, Đà Nẵng để lùng sục quân giải phóng ngày 25/4/1965. Ảnh: AP

Hình ảnh chụp vào tháng 10/1965 cho thấy một lính quân đội Sài Gòn đá người lính Việt cộng trong khi người này bị khóa chặt tay. Ảnh: New York Times

Hình ảnh chụp vào tháng 10/1965 cho thấy một lính quân đội Sài Gòn đá người lính Việt cộng trong khi người này bị khóa chặt tay. Ảnh: New York Times

Binh sĩ bịt mặt xuất hiện cạnh thi thể giữa đống đổ nát ở Tây Ninh ngày 11/4/1969. Ảnh: George McArthur

Binh sĩ bịt mặt xuất hiện cạnh thi thể giữa đống đổ nát ở Tây Ninh ngày 11/4/1969. Ảnh: George McArthur

Đây là một trong những bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths ghi lại khoảnh khắc những người dân Sài Gòn mang theo các vật dụng gia đình đi tị nạn sau khi Mỹ ném bom, không kích dữ dội, khiến nhiều người mất nhà cửa năm 1968. Ảnh: Philip Jones Griffiths/Magnum Photos

Đây là một trong những bức ảnh nổi tiếng của nhiếp ảnh gia Philip Jones Griffiths ghi lại khoảnh khắc những người dân Sài Gòn mang theo các vật dụng gia đình đi tị nạn sau khi Mỹ ném bom, không kích dữ dội, khiến nhiều người mất nhà cửa năm 1968. Ảnh: Philip Jones Griffiths/Magnum Photos

Quân lính chính quyền Sài Gòn cùng các cố vấn Mỹ vật vờ trong rừng sau khi bị bộ đội Việt Nam phục kích đầu tháng 1/1965. Ảnh: AP

Quân lính chính quyền Sài Gòn cùng các cố vấn Mỹ vật vờ trong rừng sau khi bị bộ đội Việt Nam phục kích đầu tháng 1/1965. Ảnh: AP

Tấm lưới nâng những người lánh nạn từ một sà lan lên chiếc S.S Pioneer để sơ tán khỏi Đà Nẵng vào năm 1975. Mất khoảng 8 giờ vận chuyển 6000 người. Ảnh: New York Times

Tấm lưới nâng những người lánh nạn từ một sà lan lên chiếc S.S Pioneer để sơ tán khỏi Đà Nẵng vào năm 1975. Mất khoảng 8 giờ vận chuyển 6000 người. Ảnh: New York Times

Xe tăng của quân đội Việt Nam tiến vào dinh Độc lập ngày 30/4/1975. Miền Nam Việt Nam hoàn toàn được giải phóng. Hai miền Nam-Bắc thống nhất, non sông Việt Nam quy về một mối sau 21 năm chia cắt. Ảnh: AP

Xe tăng của quân đội Việt Nam tiến vào dinh Độc lập ngày 30/4/1975. Miền Nam Việt Nam hoàn toàn được giải phóng. Hai miền Nam-Bắc thống nhất, non sông Việt Nam quy về một mối sau 21 năm chia cắt. Ảnh: AP

Ngày 30/4/1975, người dân Sài Gòn nô nức xuống phố đón chào Đoàn quân Giải phóng. Sau những đau thương khôn xiết do ảnh hưởng của chiến tranh, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, người dân đón nhận hạnh phúc viên mãn. Ảnh: Kiến Thức

Ngày 30/4/1975, người dân Sài Gòn nô nức xuống phố đón chào Đoàn quân Giải phóng. Sau những đau thương khôn xiết do ảnh hưởng của chiến tranh, ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước, người dân đón nhận hạnh phúc viên mãn. Ảnh: Kiến Thức

Những giọt nước mắt hạnh phúc của người dân trong giây phút gặp lại người thân sau ngày đất nước thống nhất. Ảnh: Kiến thức

Những giọt nước mắt hạnh phúc của người dân trong giây phút gặp lại người thân sau ngày đất nước thống nhất. Ảnh: Kiến thức

CATP Hà Tĩnh