Những điểm mới của Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Nghị định 155/2016/NĐ-CP là được ban hành ngày 18/11/2016, có hiệu lực từ ngày 01/02/2017. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Những năm gần đây, tình trạng ô nhiễm môi trường ở Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, đe doạ trực tiếp đến kinh tế – xã hội, sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại và tương lai. Các vụ việc ô nhiễm môi trường nghiêm trọng như sự cố môi trường biển miền Trung đã gây hậu quả lớn, thiệt hại nặng nề ảnh hưởng đến tình hình an ninh – chính trị, kinh tế – xã hội. Nguyên nhân của thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là do Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển nhanh, mạnh, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa, đầu tư phát triển rất cao, kéo theo nhiều áp lực đến môi trường trong khi nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của chủ đầu tư, một số ngành, cấp chính quyền, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư còn hạn chế; tình trạng chú trọng lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn khá phổ biến. Bên cạnh đó, không thể không nhắc đến những hành vi, thói quen thường ngày của một bộ phận người dân trong việc vứt rác bừa bãi, đi tiểu tiện không đúng nơi quy định cũng gây phản cảm, búc xúc trong nhân dân. Nghị định 155/2016/NĐ-CP là được ban hành ngày 18/11/2016, có hiệu lực từ ngày 01/02/2017. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; trách nhiệm và cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Nghị định áp dụng đối với cá nhân, tổ chức trong nước và cá nhân nước ngoài, hộ kinh doanh cá thể. Theo đó, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường quy định tại Nghị định này bao gồm: a) Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường và đề án bảo vệ môi trường; b) Các hành vi gây ô nhiễm môi trường; c) Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải; d) Các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ và khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu kinh doanh dịch vụ tập trung; đ) Các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản; e) Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phòng, chống, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; g) Các hành vi vi phạm hành chính về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền; h) Các hành vi cản trở hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính và các hành vi vi phạm quy định khác về bảo vệ môi trường. Theo quy định tại Nghị định này, cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường sẽ bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính là: cảnh cáo, phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là 1 tỷ đồng đối với cá nhân và 2 tỷ đồng đối với tổ chức.
Hình ảnh ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam |
CATP Hà Tĩnh