"Nữ quái" lừa xin việc cho người nhiều người vào Công ty viễn thông Viettel
Đội Cảnh sát kinh tế - CAQ Đống Đa, Hà Nội, đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” bằng hình thức xin việc vào Công ty viễn thông Viettel (gọi tắt là Viettel) do Phòng Cảnh sát kinh tế - CATP Hà Nội chuyển đến.
Hai đối tượng liên quan đến vụ án là Trịnh Hải Anh, SN 1985, trú tại 36 ngõ 127 Đốc Ngữ, phường Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội và Phạm Văn Khương, SN 1986, trú tại thôn Phú Gia, xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Theo hồ sơ vụ án, Trịnh Hải Anh khai nhận từ tháng 1-2009 đến tháng 11-2009, Hải Anh làm ở bộ phận điện thoại viên trực thuộc Trung tâm chăm sóc khách hàng – Tổng Công ty viễn thông Viettel, do đó, Hải Anh nắm rõ về bộ máy tổ chức, quy chế hoạt động của Viettel. Dù đã nghỉ việc tại Viettel nhưng khi nói chuyện với mọi người, Hải Anh vẫn tự nhận mình đang làm nhân viên tại Viettel và có khả năng xin chỉ tiêu tuyển dụng vào làm việc tại Viettel.
Đối tượng Trịnh Hải Anh
Khoảng tháng 4-2016, Hải Anh có nhận xin cho người nhà của anh H.N. (anh N. là người quen của Hải Anh) vào làm tại Viettel với giá 70 triệu đồng. Anh N. đã đưa trước cho cô 30 triệu đồng và hẹn sau khi xong việc sẽ trả nốt. Sau khi nhận tiền và hồ sơ xin việc, Hải Anh có đưa cho anh N. biên bản thông báo tiếp nhận thử việc có dấu đỏ và chữ kí của lãnh đạo Viettel để anh N. tin tưởng. Sau khi cảm thấy tin tưởng, anh N đã chuyển đủ số tiền 70 triệu đồng cho cô. Tiếp tục, Hải Anh lại nói với anh N. nếu muốn đi làm nhanh thì đưa thêm 30 triệu đồng, cô sẽ “tác động” đến trưởng phòng nhân sự cho đi thử việc sớm. Anh N. đồng ý, nhưng do không đủ tiền nên anh N. đưa cho Hải Anh thêm 9 triệu đồng trước. Mỗi lần nhận tiền Hải Anh đều viết giấy biên nhận đưa cho anh N. Đưa 79 triệu đồng cho Hải Anh, nhưng chờ mãi chưa thấy công ty gọi đi thử việc, anh N. thúc giục Hải Anh thì cô đưa ra nhiều lý do như nội bộ Viettel đang chuyển đổi cơ chế, để trì hoãn, đồng thời cô cũng gửi ảnh chụp thông báo về việc tạm ngừng tiếp nhận thử việc để anh N. không nghi ngờ. Tiếp đó, Hải Anh nhận giúp một người quen tên H. vào làm tại Phòng giải quyết khiếu nại của Viettel với chi phí xin việc là 40 triệu đồng. Sau khi nhận hồ sơ xin việc và 20 triệu đồng từ chị này, Hải Anh cũng đưa cho một bản quyết định thử việc có dấu đỏ của công ty để làm tin. Hải Anh nhiều lần giục chị H. đưa thêm tiền và tổng số tiền cô đã nhận từ chị H. là 55 triệu đồng. Do cảm thấy tin tưởng, chị H nhờ Hải Anh xin cho một người bạn tên T. vào làm. Hải anh đồng ý và nhận thêm một bộ hồ sơ mang tên T. và 20 triệu đồng. Sau khi bị thúc giục, Hải Anh cũng chụp ảnh thông báo về việc tạm ngừng tiếp nhận thử việc của công ty gửi cho chị H. và chị T. để 2 người tin tưởng và không thúc giục nhiều.Phạm Văn Khương đang bị tạm giữ để điều tra làm rõ về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức
Tương tự với thủ đoạn như trên, Hải Anh còn nhận hồ sơ và 70 triệu đồng tiền mặt từ một bạn học cùng quê tên T.H để xin vào làm tại Phòng giao dịch Viettel Thanh Xuân, Hà Nội. Tuy nhiên, hết lần này đến lần khác Hải Anh tìm cách trì hoãn sự việc với các “khách hàng”. Tại cơ quan điều tra Hải Anh khai nhận, bản thân không có khả năng, điều kiện gì để có thể xin việc cho mọi người vào làm tại Viettel. Sau khi nhận tiền từ những người nhờ Hải Anh xin việc, cô đã chi tiêu hết và không có động thái gì để giúp những người này đi làm việc. Đặc biệt, các nạn nhân đều là những người thân quen của Hải Anh. Quá trình thực hiện các vụ việc trên, Hải Anh móc nối với Phạm Văn Khương, hai người là bạn của nhau, làm nghề photocopy, in ấn để thực hiện. Khương sử sụng phần mềm Photoshop để bóc tách hình dấu ghi “Tổng công ty viễn thông Viettel – Chi nhánh tập đoàn viễn thông quân đội”, hình chữ kí của các lãnh đạo công ty này, rồi in màu các loại giấy tờ, văn bản đưa cho Hải Anh. Hiện cơ quan điều tra đang tạm giữ Trịnh Hải Anh để điều tra làm rõ về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; tạm giữ Phạm Văn Khương để điều tra làm rõ về hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.CATP Hà Tĩnh