Trang thông tin điện tử

CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Quảng Ninh và những bước đột phá cải cách thủ tục hành chính

Theo công bố chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2015, tỉnh Quảng Ninh từ vị trí thứ 14 (2014) lên vị trí thứ 6 (2015), nằm trong nhóm các địa phương dẫn đầu cả nước.

Hiện nay, các cấp, các ngành của Quảng Ninh đang triển khai nhiều giải pháp cải cách thủ tục hành chính (CCTTHC), nâng cao chất lượng công tác CCHC ở cơ sở; nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, chỉ số quản trị hành chính công và cải cách hành chính. Từ khi Quảng Ninh triển khai chủ đề công tác nâng cao chất lượng quản trị và hành chính công, việc cải cách TTHC thực hiện triệt để, tạo ra những bước đột phá mới. Với mục tiêu xây dựng nền hành chính phục vụ, Quảng Ninh thực hiện CCHC theo hướng tách các hoạt động cung ứng dịch vụ công cộng với các hoạt động công quyền; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ nhân dân, phục vụ doanh nghiệp. [caption id="attachment_6201" align="aligncenter" width="600"]Cán bộ, chiến sỹ Công an làm việc tại Trung tâm hành chính công an tỉnh Quảng Ninh Cán bộ, chiến sỹ Công an làm việc tại Trung tâm hành chính công an tỉnh Quảng Ninh[/caption] Quảng Ninh phê duyệt và thực hiện Đề án chính quyền điện tử với kinh phí đầu tư trên 600 tỷ đồng. Trong đó, điểm nhấn là việc xây dựng các Trung tâm hành chính công. Đây là đầu mối và chịu trách nhiệm trong việc tiếp nhận, hướng dẫn và giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính của tổ chức và cá nhân theo quy định. Đến nay, Quảng Ninh thành lập Trung tâm hành chính cấp huyện ở 14 địa phương tạo sự đồng bộ, liên kết đến cấp xã, xây dựng mô hình một cửa liên thông hiện đại. Các trung tâm giải quyết thủ tục hành chính theo nguyên tắc “tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt tại chỗ” bảo đảm thuận tiện, công khai, minh bạch; người dân và doanh nghiệp chỉ đến một địa chỉ để giải quyết thủ tục hành chính. Đến nay, có 80/186 xã, phường, thị trấn tại 14 địa phương triển khai Đề án ứng dụng công nghệ thông tin điện tử hiện đại giải quyết các thủ tục hành chính liên thông với cấp huyện. Trung tâm hành chính công là bước đột phá trong CCHC, thay đổi phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh và các địa phương, tạo sự chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức, công dân, làm tăng hiệu quả làm việc trong quá trình hoạt động, giảm phiền hà, chi phí, thời gian, công sức cho tổ chức, công dân. Quảng Ninh rà soát và công bố thủ tục hành chính của ba cấp chính quyền, chuẩn hoá và đưa vào thực hiện. Hiện 95% thủ tục hành chính thực hiện tại Trung tâm hành chính công. Đến nay, có 15/24 sở, ngành đưa 100% thủ tục hành chính vào giải quyết tại Trung tâm Hành chính công tỉnh. Trong 7 tháng đầu năm 2016, Trung tâm Hành chính công tỉnh Quảng Ninh tiếp hơn 40.000 lượt công dân; tiếp nhận 24.747 hồ sơ, có 97% hồ sơ được giải quyết trước và đúng hạn; cắt giảm 40% thời gian giải quyết so với quy định. Trung tâm hành chính công cấp huyện tiếp hơn 180.000 lượt công dân, tiếp nhận 115.773 hồ sơ, có 97,6 % hồ sơ được giải quyết trước và đúng hạn. Theo ông Tô Xuân Thao, Giám đốc Trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh, quy trình tiếp nhận, xử lý và tra cứu hồ sơ tại Trung tâm hành chính công gồm 4 bước, theo phương châm: công khai, minh bạch và chính xác. Qua khảo sát (trực tuyến trên cổng thông tin, phiếu góp ý và hòm thư, đánh giá trực tiếp của người dân tại hệ thống bình chọn), trên 98,3% người dân và doanh nghiệp hài lòng với trung tâm. Từ 1-7-2016, Quảng Ninh triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đối với 509 thủ tục của các sở, ban, ngành cấp tỉnh; 3 địa phương gồm: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí triển khai cung cấp trên 100 thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện và 16/69 thủ tục hành chính cấp xã. Dự kiến, từ 1-9-2016, Quảng Ninh cung cấp dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 đối với 70% thủ tục hành chính từ tỉnh đến xã. Sử dụng chứng thư số giải quyết công việc và luân chuyển tài liệu giữa các đơn vị với trên 90% văn bản hành chính trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị thực hiện qua mạng Interner, trên 95% văn bản có sử dụng chữ ký số. Sử dụng chữ ký số trong trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại các Trung tâm hành chính công. Theo ông Nguyễn Đức Long, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Quảng Ninh xác định CCHC là một trong 3 đột phá chiến lược, là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên có tính quyết định trong thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp thực hiện giao dịch hành chính với cơ quan nhà nước. Trong giai đoạn 2011-2015, Quảng Ninh lựa chọn 3 nội dung CCHC: cải cách thủ tục hành chính kết hợp với cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công. Qua đó, cải thiện chỉ số CCHC của tỉnh qua các năm, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI năm 2015 tiếp tục duy trì tốp 3 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước; chỉ số sẵn sàng phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin năm 2015 của tỉnh tăng 2 bậc, đứng thứ 8/63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện và đổi mới. Trong thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 trọng tâm CCHC: Cải cách thể chế; Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; Chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ công. Trong đó, tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và hệ thống pháp luật; tăng cường công tác kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, hệ thống hoá, tự kiểm tra và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn. Đồng thời, rà soát, đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước; cập nhật thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc ban hành mới của các đơn vị, địa phương. Kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, quy chế tổ chức và hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo đồng bộ, tinh gọn, hiệu quả; khắc phục tình trạng chồng chéo theo Đề án 25; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính...

CATP Hà Tĩnh