Trang thông tin điện tử

CÔNG AN THÀNH PHỐ HÀ TĨNH

Thổ Nhĩ Kỳ xin lỗi Nga: Sức mạnh Nga và thắng lợi của Tổng thống Putin

Quan hệ giữa Ankara và Moscow đã “đóng băng” vào tháng 11-2015, sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay phản lực của Nga. Ankara tuyên bố Su-24M vi phạm Không phận Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi Moscow khẳng định không.

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ dám “cả gan” bắn máy bay Nga? Đây là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Có “thế lực bên ngoài nào tác động” để Ankara gây ra “sự cố” và khiến quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ xấu đi? Phân tích dưới đây của một nhà chính trị Mỹ có thể là một câu trả lời. ‘Việc Nga triển khai máy bay chiến đấu đến Syria vào cuối tháng 11-2015 gây ra hàng loạt sự cố giữa lực lượng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara từng cho rằng Nga cản trở chính sách và chiến lược chính trị của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria”, giáo sư Soli Ozel, giáo sư bộ môn quan hệ quốc tế, một giảng viên Đại học Kadir Has ở Istanbul viết trên Tạp chí Tiến trình dân chủ của Mỹ. Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ  “xuống thang” và xin lỗi Nga? Một phi công Nga thiệt mạng trong vụ tai nạn, và một lính thủy đánh bộ Nga hy sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ giải cứu viên phi công. Đó là lần đầu tiên một quốc gia NATO bắn rơi máy bay quân sự Nga trong hàng thập niên và lần đầu tiên Nga trở thành mục tiêu của NATO kể từ khi Moscow mở chiến dịch giúp đỡ chính phủ, nhân dân Syria chống khủng bố. Vào thời điểm đó, ông Putin gọi hành động của Thổ Nhĩ Kỳ là “cú đâm lén ác hiểm từ phía sau lưng”. Theo người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã gửi một quốc thư đến Tổng thống Nga Vladimir Putin bay tỏ “sự hối tiếc và lời chia buồn sâu sắc đến gia đình phi công thiệt mạng vì quân đội Ankara bắn rơi máy bay được anh điều khiển sau khi thực hiện một nhiệm vụ chống khủng bố ở miền Bắc Syria. “Đặc biệt, trong lá thư, ông Erdogan nhấn mạnh, Nga là bạn đồng thời là một đối tác chiến lược với Thổ Nhĩ Kỳ, các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ không muốn làm hỏng mối quan hệ này”, ông Peskov cho biết.  

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã bày tỏ "sự hối tiếc" và "xin lỗi" gia đình phi công Nga trong quốc thư gửi Tổng thống Putin ngày 27-6
Thông tấn Tiểu Á của Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin ngày 28-6: “Ngài Tổng thống đã gửi lời xin lỗi và chia buồn sâu sắc đến gia đình phi công Nga tử nạn. Mong nhân dân Nga thứ lỗi”. Bước đi chủ động, khôn ngoan của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan nhằm cải thiện quan hệ với Kremlin diễn ta trong bối cảnh mối đe dọa về Tổ chức khủng bố IS ngày càng tăng đối với khu vực Trung Đông. “Người ta không nên nghĩ có thể bình thường hóa mọi thứ chỉ trong vòng vài ngày, tuy nhiên tiến trình tích cực này sẽ tiếp tục”, ông Peskov nhấn mạnh trong một cuộc họp báo. “Đã hơn một lần, Tổng thống Putin bày tỏ sẵn lòng duy trì quan hệ tốt đẹp với chính phủ và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ. Bây giờ, một bước đi quan trọng được thực hiện”, thư ký báo chí Tổng thống Nga nêu rõ. Theo ông Peskov, ông Putin và ông Erdogan sẽ tổ chức điện đàm vào ngày 29-6 theo sáng kiến của Moscow, báo CAND sẽ thông tin đến độc giả. "Putin đã làm cho Erdogan vã mồ hôi" - bà Fiona Hill, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính trị Brooking (Mỹ) bình luận. Nhà phân tích cho biết thêm, hậu quả của “ “cơn địa chấn chính trị” Brexit  ngày càng trở nên rõ ràng đã thúc giục Ankara phải nhanh chóng tìm cách hàn gắn quan hệ với Moscow. Ngay sau khi máy bay bị bắn rơi, chính phủ Nga áp dụng những chính sách trừng phạt về mặt kinh tế đối thương mại, xây dựng và du lịch đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Về biện pháp quân sự, Nga tuyên bố triển khai triển khai nhiều hơn nữa hệ thống tên lửa đất đối không S-400 hiện đại đến Syria và tiếp tục tấn công các vị trí của Lữ đoàn binh sĩ Turkmenistan mà Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức, huấn luyện, cung cấp tài chính và vũ khí để chống lại chính quyền Tổng thống Syria Bashar Assad. Ngoài ra, Kremlin không chỉ ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên đến Thổ Nhĩ Kỳ, dù quốc là này là khách hàng chính. Tiến sĩ Hill cho biết, Nga vẫn là nguồn cung thực phẩm chính cho Ankara, do đó khi Nga đóng cửa biên giới sẽ gây khó khăn cho đời sống của người dân Thổ Nhĩ Kỳ. Theo Tiến sĩ Alexei Arbatov, giám đốc Trung tâm An ninh Quốc tế-Viện Khoa học Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế trực thuộc Học viện Khoa học Quốc gia Nga, tình hình kinh tế và chính trị buộc Ankara phải thay đổi vị trí để đối phó với khủng hoảng tài chính, tiếp tục phá vỡ quan hệ với Moscow sẽ gây ra tác động tiêu cực đến ngân sách của Thổ Nhĩ Kỳ. “Vấn đề này được pha trộn bởi tình trạng di cư, tỵ nạn: sự cần thiết phải làm ổn định dòng chảy người di cư đến châu Âu, sự từ giã của Anh đối với Liên minh châu Âu cũng là một nguyên nhân khiến Ankara phải nhanh chóng có “bước đi đầu tiên và nghiêm tục” hướng Moscow”, theo phân tích của ông Arbatov. Thắng lợi chính trị dành cho Putin và sức mạnh Nga ngày càng phát triển Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ gửi thư xin lỗi về vụ bắn rơi máy bay Su-24M đến Tổng thống Nga Putin là một thắng lợi chính trị dành cho Moscow và các quốc gia mong muốn hợp tác với Nga, Tiến sĩ Sergey Karaganov, trưởng khoa Kinh tế & Chính trị Thế giới Cao học Kinh tế Moscow cho biết. “Sự đối đầu giữa 2 quốc gia đang gây tổn hại cho Trung Đông và quá trình tái thiết trong khu vực này. Quyết định hòa giải với Moscow đã gây tranh cãi trong giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian dài. Càng đối đầu, rõ ràng Thổ Nhĩ kỳ là bên không được hưởng lợi”, ông phân tích.  
Tổng thống Nga Putin-Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdgogan
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã gửi “lời xin lỗi”, và sự thận trọng của Tổng thống Nga Putin chấp nhận lời xin lỗi đó cũng cho phép Moscow thể hiện sức mạnh trên trường quốc tế, giáo sư Micheal Rynolds, giảng viên Khoa Chính trị Cận Đông, Đại học Princeton, Mỹ bình luận. “Putin nhận thức rõ ông ấy có sức mạnh. Đây chắc chăn là một chiến thắng dành cho ông Putin trong việc thúc đẩy sức mạnh Nga trong khu vực. Quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt quan trọng đối với hòa bình và ổn định khu vực Trung Đông”, giáo sư Rayolds nhận xét. Quan trọng hơn đối với ông Putin, ngôn ngữ thông minh và sâu sắc trong thư Tổng thống Erdogan gửi đến Điện Kremlin đã truyền một thông điệp mạnh mẽ đến các nước láng giềng với Nga và NATO rằng tầm vóc toàn cầu của Nga ngày càng tăng.

CATP Hà Tĩnh